Dùng pin mặt trời là một trong những cách thức rất thú vị và hữu ích để đảm bảo năng lượng. Nó không chỉ an toàn, tiết kiệm và còn giúp bảo vệ môi trường. Việt Nam có điều kiện thời tiết rất phù hợp để phát triển ngành công nghiệp này. Do đó có rất nhiều đơn vị nước ngoài cảm thấy hứng thú khi đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam. Chế độ mở cửa của chính phủ cũng phần nào giúp các nhà đầu tư thoải mái hơn trong việc lựa chọn thị trường. Nhờ đó mà số vốn đầu tư vào lĩnh vực này ngày càng tăng nhiều hơn.
Xu hướng dùng pin mặt trời thay cho lưới điện
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu năng lượng sạch BloombergNEF, Việt Nam hiện đứng thứ 7 trên thế giới về sản lượng điện mặt trời. Trong năm 2020, Việt Nam chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc về số lượng tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt. Trina Solar là một trong số những nhà sản xuất pin mặt trời hàng đầu đang có mặt tại Việt Nam. Công ty cho hay, công ty này lựa chọn Việt Nam. Họ nhận thấy ngày càng có nhiều công ty thương mại và công nghiệp tại Việt Nam lựa chọn lắp đặt các tấm pin mặt trời áp mái. Các công ty Việt Nam đang sử dụng điện năng tạo ra để giảm sự phụ thuộc vào lưới điện.
Tác dụng của việc dùng pin mặt trời
Ông Todd Li là chủ tịch Trina Solar khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng chia sẻ thêm. Việc tự tạo điện từ pin mặt trời áp mái có thể rất hữu ích. Nó giúp tiết kiệm khoản chi phí rất lớn. Năm ngoái, Việt Nam đã lắp đặt 9,3GW loại pin áp mái này. Trong đó, khoảng 80% trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng 20% được dùng cho dự án pin mặt trời áp mái thương mại và công nghiệp. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi thấy rằng vào năm 2021 sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với pin mặt trời áp mái cho lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Vì các khu công nghiệp mới đã được xây dựng vào năm ngoái. Những khu công nghiệp tại Việt Nam đã luôn dẫn đầu trong việc sử dụng năng lượng mặt trời.”
Pin mặt trời áp mái giúp các doanh nghiệp thương mại và công nghiệp tự cung tự cấp năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào lưới điện cũng như giảm lượng khí thải CO2 và ô nhiễm không khí. “Pin mặt trời áp mái khá lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại. Do mức tiêu thụ năng lượng của họ đạt mức cao nhất trong ngày. Đó cũng là lúc lượng điện tạo ra từ các mô-đun năng lượng mặt trời cũng đạt mức cao nhất.”, Todd Li cho biết.
Cơ hội và thách thức
Nhiều khu công nghiệp mới được xây dựng trong năm ngoái tại các thành phố. Đó là tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương ở khu vực miền Nam. Cũng có KCN tại thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Ninh ở phía bắc Hà Nội. Ngoài ra còn có KCN ở phía Bắc thành phố Thanh Hóa. Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố rằng sẽ tiếp tục có các chính sách hỗ trợ. Nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của loại pin áp mái này cho dự án thương mại.
Một trong những trở ngại trước đây đối với việc áp dụng năng lượng mặt trời trên mái nhà là chi phí. Trở ngại nữa là việc thiếu mật độ năng lượng từ các tấm pin. Nhưng những tiến bộ trong công nghệ sản xuất và công nghệ pin hiện đại này đã giúp vượt qua những thách thức này. Ví dụ, công nghệ đa thanh cái giúp tăng khả năng hấp thụ ánh sáng. Công nghệ đóng gói mật độ dày được sử dụng để giảm không gian giữa mỗi tế bào quang điện. Việc cắt không phá hủy được áp dụng để mỗi ô có các cạnh nhẵn.
Thông tin thêm
Pin mặt trời hay pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel. Nó bao gồm nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells). Tế bào quang điện này là các phần tử bán dẫn. Chúng có chứa trên bề mặt nhiều các cảm biến của ánh sáng là đi ốt quang. Nó làm biến đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện. Các chỉ số Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở của tấm pin thay đổi phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Các tế bào quang điện này được ghép lại thành một khối để trở thành pin dùng ánh sáng mặt trời làm điện năng. Thông thường sẽ từ 60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin.