Theo Bloomberg News, nhiều người siêu giàu ở Mỹ cũng đang đầu tư mạnh vào Bitcoin chứ không chỉ những người bình thường. Là một tỷ phú truyền thông, Ricardo Salinas Pliego mới đây đã chia sẻ trên Twitter rằng ông đã đầu tư 10% tài sản thanh khoản của mình vào tiền ảo Bitcoin. Những huyền thoại của Phố Wall như Paul Tudor Jones, Stanley Druckenmiller và Bill Miller họ đều ủng hộ và đầu tư Bitcoin. CEO công ty quản lý tài sản BlackRock, ông Larry Fink chia sẻ: “Bitcoin không chỉ thu hút được sự tin tưởng để đầu tư của các tỷ phú mà còn của nhiều người khác”.
Bitcoin nhảy vọt
Quay lại vào thời điểm Bitcoin nhảy vọt, tăng giá kỷ lục vào năm 2017; hầu hết những nhà đầu tư lớn lại đang đứng ngoài cuộc. Vào thời gian đó, Bitcoin chỉ được xem như một công cụ rửa tiền trong thế giới kỹ thuật số ngầm và với nhiều đầu tư tài chính truyền thống thì đây vẫn là một e ngại. Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett còn chỉ coi Bitcoin là một sự ảo tưởng.Còn Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase gọi đây là trò lừa đảo. Từ đó đến hiện nay, bản thân đồng tiền ảo này vẫn chưa chứng minh được rằng nó thực sự có thể trở thành một loại tiền phổ biến và được chấp nhận tại tất cả quốc gia.
Thị trường tiền mã hóa bùng nổ, thu hút hàng trăm nghìn nhà đầu tư mới tại Mỹ, nhưng tiềm ẩn vô số rủi ro. Theo Washington Post, Brian Carderalla – nhà sáng lập một công ty tư vấn công nghệ – trở thành triệu phú trong vài ngày hồi đầu tháng 5. Đầu năm nay, anh chi hàng chục nghìn USD để mua Dogecoin và đến giữa tháng 5; giá trị khoản đầu tư của anh vọt lên trên 1 triệu USD.
Người Mỹ bị mắc kẹt ở nhà vì đại dịch Covid-19
Thị trường tiền mã hóa chấn động vì những dòng tweet của CEO Tesla Elon Musk hồi tuần trước. Ngay lập tức giá Dogecoin sụt giảm từ mức đỉnh 0,74 USD/đồng xuống 0,49 USD/đồng. Dù vậy, khoản đầu tư của Carderalla vẫn trị giá hàng trăm nghìn USD. “Nó như một chuyến tàu lượn đầy căng thẳng”, Carderalla mô tả.
Ước tính trên thị trường hiện có gần 10.000 loại tiền mã hóa. Hàng loạt trang web giao dịch mọc lên; cho phép các nhà đầu tư mua bán tiền mã hóa và theo dõi mọi diễn biến của thị trường. Trong thời điểm hàng trăm triệu người Mỹ bị mắc kẹt ở nhà vì đại dịch Covid-19. Do vậy cơn sốt đầu tư tiền mã hóa càng lan rộng.
Hàng loạt trang web giao dịch mọc lên
“Tôi sẽ chẳng ngạc nhiên nếu rất nhiều người chỉ có một kênh đầu tư duy nhất là tiền mã hóa”, Cardarella khẳng định. Trong tháng 5, thị trường tiền mã hóa liên tục chấn động. Đầu tiên là việc những dòng tweet của CEO Tesla Elon Musk khiến giá Bitcoin và Dogecoin lao dốc. Tiếp đến là việc loại tiền mã hóa mới Internet Computer xuất hiện và lập tức đạt giá trị vốn hóa 40 tỷ USD. Bất chấp sự sụt giảm mới đây, tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường tiền mã hóa vẫn tăng; khoảng 40% trong vòng 3 tháng qua, lên 2.000 tỷ USD.
Các ứng dụng như Robinhood và Coinbase cung cấp nhiều loại tiền mã hóa cho nhà đầu tư. Họ có thể dễ dàng đổi chúng sang tiền mặt. Các chuyên gia tài chính cho biết việc người dân Mỹ không thể đến các điểm giải trí, sòng bạc và có thêm hàng nghìn USD tiền cứu trợ khiến cơn sốt đầu tư vào tiền mã hóa càng trở nên nóng hơn. Trên Twitter, ông Nick Maggiulli, CEO hãng Ritholtz Wealth Management; mô tả rất rõ tốc độ tăng trưởng dữ dội của thị trường tiền mã hóa. Nếu một người Mỹ nhận 3 đợt tiền cứu trợ hồi tháng 4, tháng 12 năm ngoái và tháng 3 năm nay. Rồi chi toàn bộ để mua Dogecoin thì giờ người này sở hữu khối tài sản khoảng 500.000 USD.
Người Mỹ đổ xô đi đầu tư
“Mọi người nhìn thấy giá tiền mã hóa tăng vọt, bạn bè và người thân đổ xô đi đầu tư. Họ sợ bị bỏ lỡ cơ hội và muốn tham gia vào thị trường”, ông James Putra, Phó chủ tịch TradeStation Crypto, giải thích. “Khi người dân cả nước chôn chân trong nhà, họ sẽ tìm cách giết thời gian. Có những người chưa từng đầu tư chứng khoán; giờ nói với tôi về biểu đồ giá tiền mã hóa”, ông Putra kể. Tất nhiên cơn sốt không giới hạn tại Mỹ mà là hiện tượng toàn cầu. Nhiều nhà đầu tư mới coi tiền mã hóa là cơ hội đổi đời. “Tôi đang được đóng mức thuế mà cả đời tôi sẽ không với tới nếu chỉ dựa vào lương thưởng”, Christopher Hansson, 29 tuổi, sống ở Thụy Điển, cho biết. Anh từng làm việc trong ngành bán lẻ.
“Rất nhiều người kiếm được số tiền khổng lồ từ giai đoạn phát triển đầu tiên của Internet, và tôi cho rằng tiền mã hóa là Internet 2.0”, anh nhấn mạnh. Hansson mua 15.000 USD tiền mã hóa từ năm 2017 và giờ sở hữu hàng trăm nghìn USD. “Giờ tôi có cơ hội tự chủ tài chính”, anh nói.
Giáo sư Angela Walch thuộc Trường Luật Đại học St. Mary cho rằng có nhiều yếu tố đằng sau cơn sốt tiền mã hóa; bao gồm đại dịch Covid-19 và các gói kích thích kinh tế khổng lồ. “Các nhà đầu tư có thể thắng lớn. Và các nhà đầu tư cũng coi khoản đầu tư vào tiền mã hóa là một giá trị giải trí. Họ có cơ hội để thắng lớn”, giáo sư Walch phân tích.