Dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp và khiến các doanh nghiệp đang hoạt động trên thế giới phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn vô cùng. Các hoạt động kinh doanh trì trệ, doanh thu không thu được bao nhiêu, lỗ lã thất thoát càng khiến cho tình hình càng ngày càng căng thẳng. Nhưng nếu ngừng kinh doanh thì lại càng không thể chống đỡ được trong đợt dịch bệnh toàn cầu như thế này. Ở Việt Nam cũng đang hết sức cẩn trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh và hạn chế hết mức dịch bệnh lây lan. Giữa làn sóng này, các doanh nghiệp lại nhận được tin có đề xuất đổi mức đóng Bảo hiểm Xã hội theo hướng tiền lương làm căn cứ thấp nhất phải đóng là 70% – một con số đối trong dịch bệnh hiện nay là quá lớn.
Các doanh nghiệp liên tục than trời khi nghe tin này, bởi trong tình hình dịch bệnh hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh cũng không lời lãi được bao nhiêu, nếu còn phải gánh thêm con số này nữa thì quả thật là “tiến thoái lưỡng nan”. Vậy, đề xuất thay đổi này nếu được áp dụng trong tình hình hiện nay liệu có phải là ý hay không?
Quy định và thực trạng tình hình
Đề xuất của BHXH Việt Nam về việc sửa đổi quy định đóng BHXH theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của người lao động đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo báo cáo về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2020 vừa được BHXH VN gửi Bộ LĐ-TB-XH. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Trong khi mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH trong các doanh nghiệp (DN) là từ 5 – 6,5 triệu đồng. Nhìn chung không tăng đáng kể và chỉ điều chỉnh theo mức tăng lương tối thiểu vùng hằng năm. Theo quy định, từ 1.1.2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH thêm các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số DN đăng ký đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) theo mức lương không có khoản bổ sung khác.
Qua kiểm tra tiền lương đóng BHXH tại một số đơn vị. BHXH Việt Nam cho thấy, cơ bản các DN chỉ xây dựng thang, bảng lương để đóng BHXH ở mức thấp nhất. Bằng lương tối thiểu vùng, cộng 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề. Và cộng thêm 5% hoặc 7% đối với lao động lành nghề, hoặc có công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
Đề xuất được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng của doanh nghiệp
Trước thực trạng trên; Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn cho hay BHXH kiến nghị sửa đổi quy định về tiền lương đóng BHXH đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất khả năng trốn tránh các khoản phải đóng của DN. Theo hướng quy định tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của NLĐ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tiền lương. Xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm về tiền lương và BHXH.
BHXH Việt Nam cũng cho hay đề xuất trên căn cứ vào nội dung Nghị quyết 28-NQ/T.Ư về cải cách chính sách BHXH. Trong đó nêu rõ: “Sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực DN ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của NLĐ; để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH. Ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của NLĐ”.
Các doanh nghiệp lâm vào thế khó nếu phải đóng bảo hiểm như thế
Trong bối cảnh đang phải đương đầu với những khó khăn do Covid-19 gây ra, nhiều DN khá “sốc” khi nghe thông tin trên. Ông Đoàn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty may Hà Nam; chia sẻ: “Thu nhập của NLĐ không ổn định, lên xuống thất thường. Có năm cao, năm thấp, tháng cao, tháng thấp. Nếu sửa đổi quy định trên rất nặng nề với DN, đặc biệt là DN dệt may và da giày. Bởi việc đảm bảo nguồn thu đều đặn hằng tháng và nộp BHXH cho tất cả NLĐ đã quá nặng với DN. Tăng mức đóng BHXH hơn nữa trong bối cảnh này thì không hợp lý chút nào”.
Theo ông Dũng, quy định của pháp luật hiện hành; mức đóng BHXH là 32% mức tiền lương của NLĐ. Trong đó, NLĐ đóng 8%; còn người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Chưa kể các khoản đóng quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp… Cách đây khoảng 10 năm, DN chỉ đóng vài tỉ BHXH. Hiện nay con số này đã tăng lên mấy chục tỉ. Gấp 4 – 5 lần.
“Năm 2020, do dịch Covid-19, DN chỉ được tạm hoãn 3 tháng. Sau đó lại đóng tiếp. Lẽ ra, trong bối cảnh này phải giảm hoặc có hỗ trợ cho DN. Việc đóng BHXH là an sinh lâu dài cho NLĐ. Còn an sinh trước mắt của người sử dụng lao động chính là lo việc làm và thu nhập cho NLĐ. DN trước hết phải tồn tại. Thì mới có việc làm và thu nhập cho NLĐ. Vì vậy, nếu sửa đổi quy định trên cần phải có lộ trình”, ông Dũng nói.
Trong tình hình dịch bệnh đây là điều không thể
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; cũng bày tỏ: “Sửa đổi quy định như vậy DN làm sao chịu thấu. Chắc chắn sẽ có nhiều DN kêu. Chúng tôi sẽ tổng hợp ý kiến của DN và sẽ có ý kiến về vấn đề này”. Tính toán của các DN, nếu mức lương bình quân của NLĐ khoảng 5,5 – 6 triệu đồng/tháng. Với đề xuất trên, mức đóng BHXH sẽ khoảng từ 1,5 – 1,7 triệu đồng. Điều này là cực kỳ khó khăn. Gây bất lợi cho DN trong bối cảnh hiện nay.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam; nêu quan điểm: “Bất luận trong trường hợp nào. Việc điều chỉnh theo hướng tăng chi phí đều không hợp lý. Không khả thi. Cơ quan chức năng nên cố gắng tạo điều kiện cho DN trụ vững trong bối cảnh bĩ cực hiện tại. Nhất là DN thâm dụng nhiều lao động. Thậm chí đang cần gói hỗ trợ để trụ vững. Để bảo vệ việc làm và bảo vệ NLĐ. Nếu có tăng phải có khảo sát, nếu DN kinh doanh sáng sủa. Các thu nhập khả thi thì không có vấn đề gì. Trong bối cảnh này đặt vấn đề đó không khả thi và không phù hợp”.
Tiếp thu ý kiến và đánh giá tác động
Trước ý kiến của các DN, ông Trần Hải Nam; Phó vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH); cho hay việc sửa luật BHXH 2014 trên cơ sở cụ thể hóa định hướng chủ trương đã được nêu trong Nghị quyết 28. Trong đó, có nội dung sửa đổi tiền lương đóng BHXH bằng 70% bình quân tổng thu nhập của NLĐ đã được Nghị quyết 28 nêu. “Hiện Bộ LĐ-TB-XH đang trong quá trình lấy ý kiến. Sau đó sẽ phải đánh giá tác động. Những vấn đề mà DN và NLĐ băn khoăn; tới đây Ban soạn thảo trong quá trình hoàn thiện đề xuất sẽ tính tới tất cả các bối cảnh mới. Theo hướng hài hòa quyền lợi giữa người sử dụng lao động và NLĐ”, ông Nam thông tin.