Có một số người lợi dụng chính sách để trục lợi từ trợ cấp thất nghiệp của Bảo hiểm Xã hội trong khi tình hình dịch bệnh đang không ngừng diễn biến phức tạp. Họ cũng thất nghiệp, nhưng đó là bởi vì họ tự chủ động nghỉ để tránh dịch hoặc vì một lý do nào đó mà tự xin nghỉ chứ hoàn toàn không phải là vì doanh nghiệp họ làm việc tạm đóng để tránh Covid-19 theo chỉ thị nhà nước. Và lý do đó sẽ không thể nhận trợ cấp thất nghiệp nếu chiếu theo điều kiện mới vừa được đề xuất thay đổi từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Luật bảo hiểm tại Việt Nam chúng ta đang ngày càng hoàn thiện hơn, những năm gần đây cũng đã liên tục sửa chữa và tu chỉnh phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn. Và hiện nay, cả thế giới đang phải sống cùng với một đại dịch mang tên Covid-19 đang hoành hành toàn cầu, gây thiệt hại nặng nề về người và của của mọi quốc gia từ lớn đến nhỏ. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chống đỡ nổi thua lỗ do việc làm ăn kinh doanh bị trì trệ nên tuyên bố phá sản, một số doanh nghiệp lại bị cưỡng chế tạm thời đóng cửa lại tránh lây lan dịch bệnh nên số người thất nghiệp đang dần trở thành một con số khổng lồ.
Số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp ở năm 2020 tăng cao hơn nhiều lần
Trong báo cáo gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2020; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 13.320.231 người. Tổng số chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trong năm 2020 là 18.852 tỷ đồng, tăng 49,2% (tương đương 6.217 tỷ đồng) so với năm 2019. Trong đó người hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 1 triệu người, số chi thực hiện là 17.898 tỷ đồng, chi hỗ trợ học nghề thực hiện là 148 tỷ đồng, chi đóng bảo hiểm y tế thực hiện là 806 tỷ đồng. Cũng trong năm 2020, số người nhận trợ cấp thất nghiệp đã tăng 12,02% so với năm 2019, với số tiền chi trợ cấp thất nghiệp tăng 49,31%.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam lý giải; số người nhận chế độ trợ cấp thất nghiệp năm 2020 tăng cao so với các năm trước. Chủ yếu là do dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Một số doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, bị giải thể, cắt giảm lao động. Người lao động không có việc làm phải nghỉ việc. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên.
Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp còn chưa chặt chẽ
Chẳng hạn như, điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp còn chưa chặt chẽ. Chưa phản ánh đúng bản chất của thất nghiệp. Quy định về giới thiệu việc làm còn chưa cụ thể. Dẫn đến việc thực hiện còn mang tính chất hình thức.
Mặc dù bảo hiểm thất nghiệp được xem là “cứu cánh” cho người lao động. Trong trường hợp bị thất nghiệp, mất việc làm; hỗ trợ học nghề hay chuyển đổi việc làm mới. Nhất là trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên theo cơ quan bảo hiểm việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều khó khăn.
Chủ động “thất nghiệp”
Bên cạnh đó, điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo; bỗi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Để duy trì việc làm cho người lao động còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Dẫn đến sau 4 năm triển khai Luật Việc làm đến nay vẫn chưa có đơn vị sử dụng lao động nào nộp hồ sơ đề nghị và được thụ hưởng chế độ này.
Ngoài ra, việc quy định cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng; thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp dẫn đến tình trạng người lao động cứ đóng đủ 12 tháng chủ động nghỉ việc. Để hưởng hết trợ cấp thất nghiệp. Sau đó chuyển công việc khác. Dẫn đến nhiều sự biến động lao động tại các đơn vị. Đặc biệt là lao động phổ thông gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp được sửa đổi
Trước những thực tế trên, cơ quan bảo hiểm xã hội đề xuất sửa Luật Việc làm. Trong đó tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bao gồm lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Hợp đồng làm việc từ 1 tháng trở lên. Đồng thời, quy định cụ thể và có khoản bổ sung khác làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 là hơn 5,4 triệu đồng. Nhìn chung tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cơ bản như tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Riêng số lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Có một số ít lao động có tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 lần mức lương cơ sở. Và bằng hoặc thấp hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đề xuất chi 6000 tỷ đồng đào tạo lại 1 triệu lao động
Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất sử dụng khoảng 6.000 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ đào tạo lại cho 1 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng đề xuất sửa điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp phù hợp hơn nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng chính sách thông qua việc chủ động nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, sửa điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo; nâng cao kỹ năng nghề. Để duy trì việc làm theo hướng hỗ trợ kinh phí để đơn vị tổ chức đào tạo; nâng cao kỹ năng nghề đối với người lao động có nguy cơ mất việc làm.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ
Trước đó, khi trao đổi với chúng tôi; nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng cho rằng; thực tế Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp là khoản ngân sách dùng để hỗ trợ người lao động không may mất việc hoặc giảm giờ làm. Ngoài ra nguồn tiền này còn dùng để đào tạo lại lao động.
Tuy nhiên, nhiều năm nay nguồn quỹ này mới chỉ tập trung vào việc trợ cấp cho lao động sau khi mất việc. Phần đào tạo lại, hỗ trợ học nghề chưa thực sự được chú trọng. Do vậy, về lâu dài cần có những điều chỉnh. Giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn quỹ. Cần có tính toán cụ thể và xây dựng những đề án về đào tạo và đào tạo lại lao động. Nhằm ứng phó với những thay đổi của thị trường.