Công nghệ ngày càng phát triển giúp đời sống con người trở nên tiện nghi hơn nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Các tội phạm công nghệ ngày càng có nhiều mánh khóe tinh vi hơn. Công nghệ nhận diện khuôn mặt từng được cho là có tính bảo mật hàng đầu thì ngày nay cũng dần có nhiều thủ thuật Deepfake có thể tấn công phương pháp bảo mật này. Để ngăn chặn tình trạng Deepfake, các nhà khoa học máy tính đã có ý tưởng kết hợp machine learning và AI để nhận diện các trường hợp Deepfake.
Deepfake là gì?
Bắt nguồn từ một người dùng Reddit có tên “deepfakes”. Cái tên này đã mở đường cho công nghệ học sâu (deep learning). Một mảng nhỏ của công nghệ học máy (machine learning). Sử dụng trí tuệ nhân tạo huấn luyện máy tính thực hiện một nhiệm vụ nào đó.
Về cơ bản, công nghệ deepfake sẽ thu hình ảnh chất lượng cao khuôn mặt của một đối tượng nhất định. Sau đó thay thế hoàn toàn khuôn mặt của một người khác trong video. Các tập tin âm thanh deepfake được tạo ra bằng cách sử dụng bản ghi âm thực. Để huấn luyện máy tính nói chuyện giống hệt đối tượng cụ thể. Những kỹ thuật học máy tương tự có thể được sử dụng để đào tạo máy tính viết văn bản giả. Tùy theo ý đồ của người tạo mà video sẽ được điều chỉnh chậm, tăng nhanh hoặc chỉnh sửa để đánh lừa người xem.
AI có khả năng phát hiện Deepfake
Bằng khả năng sử dụng công nghệ học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tổng hợp hình ảnh. Những gương mặt người ảo do Deepfake tạo ra ngày càng tinh vi hơn. Vậy phải làm thế nào phân biệt giữa Deepfake và người thật? Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học máy tính từ Đại học Buffalo (Mỹ) vừa công bố hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI). Có khả năng phát hiện Deepfake chỉ bằng cách phân tích ánh sáng phản chiếu trong đôi mắt. Thử nghiệm trên ảnh chân dung, công cụ này hiệu quả đến 94% khi nhận diện Deepfake.
Theo The Next Web, hệ thống AI giúp vạch trần Deepfake. Bằng cách phân tích giác mạc vốn có bề mặt giống như gương phản chiếu hình ảnh mỗi khi có ánh sáng chiếu vào. Đối với ảnh chụp chân dung người thật. Những đốm sáng phản chiếu trong hai mắt sẽ giống nhau. Nhưng cặp mắt trong ảnh do Deepfake tạo ra thường thiếu nhất quán. Mỗi bên mắt phản chiếu đốm sáng khác nhau hoặc vị trí phản xạ không khớp.
Cách hoạt động của hệ thống
AI tìm kiếm những điểm khác biệt bằng cách lập bản đồ gương mặt. Phân tích ánh sáng phản chiếu trong mỗi nhãn cầu. Hệ thống tạo ra những điểm ảnh như một thước đo độ tương đồng. Điểm ảnh càng nhỏ thì càng có khả năng gương mặt đó là Deepfake. Tuy nhiên, hạn chế của hệ thống là chỉ dựa vào nguồn ánh sáng phản xạ ở hai mắt. Nếu một trong hai mắt bị che mất trên ảnh thì xem như không thể áp dụng phương pháp này. Mặt khác, có thể thực hiện xử lý hậu kỳ để cặp mắt trong ảnh Deepfake trở nên chân thật hơn.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục khắc phục những nhược điểm. Nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống AI nhận diện Deepfake. Hiện tại, hệ thống mới chỉ nhận diện một số hình ảnh tương đối đơn giản. Chưa thể phát hiện những Deepfake tinh vi nhất. Trên thế giới, Deepfake đang bị sử dụng vào những mục đích bất chính. Như lan truyền tin giả hay ghép mặt người nổi tiếng vào phim khiêu dâm.