Vì sao người nông dân Bình Thuận chưa thể bán được cá thát lát dù đã đến tuổi xuất?

Vì sao người nông dân Bình Thuận chưa thể bán được cá thát lát dù đã đến tuổi xuất?

Theo những thông tin phản ánh từ người nông dân tại Bình Thuận thì việc nuôi cá thát lát đã to lắm rồi nhưng không thể bán được, họ đành tiếp tục nuôi do dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp nên không có thương lái thu mua. Chi phí cho cá ăn mỗi tuần hơn 5 triệu đồng, nếu một tháng nhân với 4 tuần là hơn 20 triệu đồng. Nhiều gia đình tại xã ở xã Thuận Hòa (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) cho biết “Nuôi cá thát lát công nghiệp bằng thức ăn công nghiệp theo chuỗi liên kết an toàn sinh học” đang như ngồi trên đống lửa.

Từ mô hình hay

Xuất phát từ ý tưởng thấy cá thát lát trong môi trường tự nhiên cho thịt ngon và chắc. Trong khi tại địa bàn xã có nhiều ao, hồ chứa nước tưới thanh long của người dân bỏ trống.

Từ mô hình hay

Đầu năm 2020, Hội Nông dân xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc liên hệ với các trung tâm khuyến nông của tỉnh và huyện đề nghị nhân mô hình “Nuôi cá thát lát cườm an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp” từ huyện Đức Linh về xã để nuôi thí điểm. Đồng thời bao tiêu sản phẩm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Văn Dũng cho biết: “Với điều kiện tự nhiên và nhiều ao; hồ như vậy thì mô hình phù hợp với loài cá này. Đầu tiên, nuôi thí điểm vài hộ trên địa bàn xã, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng. Hiện có 2 hộ đã triển khai nuôi là ông Lê Đức Trình và bà Lê Thị Phụng ở thôn Dân Hòa. Khi đến kỳ xuất bán thì chỉ cần liên hệ với công ty bao tiêu ở Đức Linh họ sẽ cho xe xuống thu mua”.

Trong 3 tháng đầu nuôi, chăm sóc kỹ cá lớn nhan. Dự kiến tháng thứ 7 đạt kích cỡ thương phẩm sẽ xuất ao bán. Theo dự kiến, sau khi trừ chi phí, còn thu lợi hơn 77,8 triệu đồng. Tổng diện tích ao nuôi của 2 hộ là 2.500 m2.

Không gặp thời

Mô hình bắt đầu triển khai vào tháng 8/2020 với 20.000 con giống được thả của 2 hộ. Nếu không vướng dịch thì lứa cá đầu tiên đã được công ty bao tiêu ở Đức Linh đến thu mua như thỏa thuận ban đầu theo liên kết chuỗi.

Tuy nhiên, đến nay đã quá 8 tháng, vẫn chưa có người đến thu mua. Mặc dù các hộ nuôi đã liên hệ nhiều địa chỉ. Ông Trình cho biết: “Tôi đang trông ngóng công ty bao tiêu đến thu mua. Nếu cứ tình hình này thì sẽ lỗ vốn vì thức ăn cho cá đắt đỏ. Mỗi tuần chi hết 5 triệu đồng tiền cám, chưa kể chi phí khác. Hơn nữa, loài cá này đủ tháng. Đủ trọng lượng người ta mới mua còn vượt quá trọng lượng sẽ bị chê”.

Không gặp thời

Ông đã phải bán cặp bò đi lấy tiền mua thức ăn cho cá và làm hàng rào bảo vệ ao. Tương tự, hộ bà Phụng hiện đang cho cá ăn cầm chừng. Cụ thể bình thường 12 thau cám viên/ngày, nay còn 8 thau/ngày. Mặc dù đã nhiều lần liên hệ với công ty bao tiêu ở Đức Linh. Thậm chí cả ở Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh nhưng chỉ nhận được câu trả lời: Vì tình hình dịch Covid-19 nên hạn chế đầu ra.

Cả 2 hộ đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, bán lẻ ra các chợ thì giá cao không người mua. Ông Trình than thở: “Hàng tấn cá dưới ao mà đánh bắt vài chục kg đi bán lẻ thì phá vỡ cả. Hơn nữa giá cao bán lẻ rất chậm…”.

Giải quyết bài toán đầu ra

Trước tình trạng trên, Hội Nông dân xã đã kiến nghị với Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp huyện để tìm đầu ra cho các hộ. Trung tâm cho biết, họ cũng đã kiến nghị với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận xem xét giải pháp đầu ra của các mô hình. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Bao gồm mô hình cá thát lát ở Thuận Hòa. Tuy nhiên, cũng chưa nhận được kết quả mong đợi.

Giải quyết bài toán đầu ra

Ông Phạm Kim Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận giải thích. Cá thát lát chủ yếu được các nhà hàng, quán ăn lớn tiêu thụ. Những năm trước không có dịch Covid-19 dễ tiêu thụ. Nhưng năm nay tình hình dịch thế này rất khó. Chúng tôi cũng đã cung cấp một số địa chỉ cho các hộ. Nhưng có lẽ do dịch bệnh nên họ chưa thu mua. Với tình trạng này, hộ nuôi nên tìm cách tự chế biến. Nạo cá thành chả bán để khắc phục phần nào… Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiếp tục tìm cách gỡ khó giúp người dân.

Phát triển bền vững

Do thời gian nuôi lâu, nhiều ao chưa bảo đảm điều kiện, thời tiết ảnh hưởng… Nên mô hình chỉ mới được một số hộ dân nuôi thử nghiệm, chưa được mở rộng.

Trong thời gian đến, Phòng NN&PTNT huyện sẽ phối hợp Trung tâm Khuyến ngư-nông-lâm tiếp tục tuyên truyền, hỗ trợ người dân duy trì, nhân rộng mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học, hướng đến sản xuất sản phẩm sạch và phát triển bền vững. Đồng thời, tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ vật tư, đầu tư trang thiết bị, máy móc để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng.

Tuy nhiên, để các sản phẩm cá thát lát được tiếp cận với người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh với các vùng, miền khác, cần phải xây dựng quy trình hoàn chỉnh từ khâu đầu vào đến tiêu thụ. Về lâu dài, cần phải đầu tư, nâng cao, áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc nuôi trồng; hình thành vùng nuôi và sản xuất các sản phẩm cá thát lát tập trung; đồng thời, cần hỗ trợ, tiếp sức từ nhiều đơn vị để xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, giải quyết bài toán đầu ra cho người nuôi.

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *