Có thể nói tháng sáu là thời điểm bắt đầu của cái nóng gay gắt mùa hè. Vào những ngày nắng nóng như thế này thì hầu hết mọi người đều ở trong nhà, hạn chế ra ngoài. Và đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh này thì ở nhà là một lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng sau khi nhìn thấy hóa đơn tiền điện của mình tăng trong những tháng này đấy. Lí do hóa đơn tiền điện tăng cao phần lớn là do thiết bị làm mát trong gia đình như: quạt điện, điều hoà… Tuy nhiên với mức độ tăng “khủng khiếp” như trong tháng 6 này thì chắc chắn rằng vẫn sẽ có rất nhiều người bất ngờ.
Nhiều người sốc khi thấy hóa đơn tiền điện tăng cao
Trải qua những đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên của mùa hè, nhiều người dân “sốc” khi thấy hóa đơn tiền điện tăng chóng mặt. Nguyên nhân là vì nó gấp 2-3 lần những tháng trước. Trước thông tin về việc nhiều hộ gia đình tại Hà Nội phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao, ông Lê Việt Hùng – Phó Trưởng ban Truyền thông, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng đã làm lượng tiêu thụ điện tăng mạnh.
Ông Hùng cho biết, thời tiết nắng nóng đỉnh diểm nên các thiết bị làm mát được sử dụng thường xuyên, liên tục. Trong đó lượng tiêu thụ điện của điều hòa chiếm từ 40-60%. Thậm chí đến 80% chi phí điện của cả gia đình.
Lượng tiêu thụ điện thắng 6 lớn đến mức nào?
Tại Hà Nội, theo thống kê của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trong tháng 6 đạt tới 71,18 triệu kWh/ngày; tăng hơn 22% so với bình quân của tháng 5 (57,99 triệu kWh). Nếu so sánh với tháng có lượng điện tiêu thụ bình quân ngày thấp nhất trong nửa đầu năm 2019 (tháng 2), thì lượng điện bình quân người dân Thủ đô sử dụng trong tháng 6 tăng khoảng 73%.
Trên 27 tỉnh, thành miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết lượng điện thương phẩm trong tháng 6 đạt 6,44 tỷ kWh. Tăng 12,3% so với tháng trước đó. Sản lượng này cũng cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay của EVNNPC. Thực tế, trên quy mô toàn hệ thống điện quốc gia cũng ghi nhận những con số cao chưa từng có về công suất tiêu thụ đầu nguồn toàn quốc và lượng điện tiêu thụ toàn quốc. Lần lượt là 38.147 MW và 782,9 triệu kWh vào ngày 21/6/2019.
Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng “chóng mặt”, đại diện EVN nói gì?
Đại diện EVN Hà Nội cho biết điều hòa chính là nguyên nhân làm lượng điện tiêu thụ tăng cao trong tháng vừa qua. Cũng theo ông Hùng, số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện TP. Hà Nội cho thấy phụ tải điện trên địa bàn Thủ đô trong một tháng vừa qua luôn ở mức cao. Có thời điểm lên tới hơn 90 triệu kWh/ngày.
Cụ thể, ngày 02/6/2021 đã ở mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Sản lượng điện là 96,2 triệu kWh. Con số này đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020 và cao nhất từ trước đến nay. Việc tiêu thụ điện đạt mức kỷ lục cộng với cách tính giá điện bậc thang là nguyên nhân khiến tiền điện tháng 6 tăng cao hơn so với các tháng trước đây.
Hiện tại, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc. Theo cách tính lũy tiến mới với mức giá như sau: Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh: 1.678 đồng/kWh; Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.734 đồng/kWh; Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.014 đồng/kWh; Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.536 đồng/kWh; Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.834 đồng/kWh; Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 2.927 đồng/kWh.
Ứng dụng theo dõi tiền điện
Do nắng nóng nên phụ tải điện trên địa bàn Thủ đô trong một tháng vừa qua luôn ở mức cao. Có ngày lên đến 96,2 triệu kWh. Theo ông Hùng, để theo dõi điện chỉ số điện năng tiêu thụ hàng ngày, hàng tháng và so sánh với cùng kỳ trước đó, người dân có thể tải ứng dụng theo dõi tiền tiện trên điện thoại thông minh.
“Với phần mềm này, người dân có thể tra cứu mọi thông tin về điện. Bên cạnh đó có thể kiểm soát được lượng điện tiêu thụ. Ngoài ra, mọi người còn ước tính được hằng tháng gia đình sẽ dùng hết khoảng bao nhiêu số điện. Chỉ cần nhập các thông tin về số lượng, chủng loại, tần suất sử dụng các thiết bị điện trong gia đình. Sau đó chỉ cần kiểm tra hóa đơn tiền điện của gia đình có được ngành điện tính đúng hay không”, ông Hùng nói.
Cần cẩn thận để tránh xảy ra cháy nổ
Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố, cháy nổ về điện thì người dân không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn. Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện, cần chú ý sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Đặc biệt vào các giờ cao điểm trưa và tối. Cụ thể là buổi trưa từ 11h30 đến 15h00, buổi tối từ 20h00 đến 23h00.
Đồng thời chú ý sử dụng hợp lý điều hoà nhiệt độ. Nên đặt ở 27 độ trở lên, sử dụng kết hợp với quạt. Không nên sử dụng đồng thời nhiều thiết bị điện công suất lớn. Cách làm này sẽ giùp giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố. Nhất là sự cố cháy nổ về điện. Ngoài ra, nên chọn mua các thiết bị điện có sử dụng công nghệ inverter để tiết kiệm điện. Nên hạn chế đặt chế độ làm lạnh nhanh. Ngoài ra hãy tắt các thiết bị điện không cần thiết để tránh lãng phí.