Cuộc chạy đua để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng vốn dĩ không phải là câu chuyện quá mới mẻ. Đặc biệt, khi tiêu chuẩn Basel 2 được đưa ra vào cuối năm 2020 thì cuộc đua này lại càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Bước sang năm 2021, hàng loạt ngân hàng đã có động thái và kế hoạch tăng vốn điều lệ với mục đích vừa đảm bảo hệ số an toàn vốn, lại vừa đáp ứng được những khoản vay rủi ro. Theo thông tin mới nhất cho thấy, hiện tại TPBank là ngân hàng đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Thông tin chi tiết xin mời độc giả tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
TPBank chính thức được chấp thuận tăng vốn điều lệ
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 4376/NHNN-TTGSNH ngày 18/6/2021 chấp thuận cho TPBank được tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng. Như vậy tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm sẽ được thực hiện thông qua phương án đã được Đại hội cổ đông thường niên 2021 thông qua.
Cụ thể, tại đại hội cổ đông hồi cuối tháng 4 vừa qua, các cổ đông ngân hàng này đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tăng vốn điều lệ từ 10.716 tỷ đồng hiện tại lên 11.716 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ lần này giúp TPBank củng cố thêm hệ số an toàn vốn CAR. Cùng đó là nâng cao năng lực doanh nghiệp; tăng khả năng đề kháng của ngân hàng trước những khó khăn. Đặc biệt khi TPBank đã hoàn thiện và áp dụng cả 3 trụ cột theo chuẩn Basel II. Nguồn vốn bổ sung cũng sẽ giúp ngân hàng có nền tảng vững chắc hơn hướng tới mục tiêu 5.800 tỷ đồng lợi nhuận trong 2021. Cụ thể tăng 32% so với năm 2020.
Kết thúc quý 1/2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng 36% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và huy động đã củng cố thêm nền tảng vốn cho ngân hàng, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh.
TPBank được đánh giá là ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả nhất trong hệ thống
Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý 1 đạt xấp xỉ 2.800 tỷ đồng. Con số này tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ dịch vụ tăng xấp xỉ 80%. Đây là một trong những điểm sáng lớn cho thấy sự đa dạng hóa nguồn thu của ngân hàng đang phát huy hiệu quả cao. Kết thúc quý 1, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 1.422 tỷ đồng. Con số này tăng 40,9% so với cùng kỳ.
Nhờ tăng trưởng về lợi nhuận, quý 1 vừa qua TPBank tiếp tục ghi tên vào nhóm các ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng đạt 2,16%. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 26,24%. Hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng cũng được phản ánh rõ nét hơn trong nỗ lực tối ưu hóa đồng vốn. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ 39,69% cuối năm 2020 xuống còn 35,2%.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trong báo cáo phân tích về ngân hàng mới đây nhận định TPBank sẽ có triển vọng kinh doanh lạc quan trong năm 2021. Lý do là nhờ nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt, tỷ lệ thanh khoản và vốn tốt. Cùng với đó là ROA mạnh mẽ và chất lượng tài sản cải thiện.
TPBank cam kết sẽ tiếp tục đầu tư mạnh cho ngân hàng số
Theo lãnh đạo TPBank là ngân hàng trung bình lớn của hệ thống. Tuy nhiên hiện TPBank mới có hơn 4 triệu khách hàng, do tuổi đời tương đối trẻ. Do đó, ngân hàng đang thực hiện mở rộng thị phần, tăng khách hàng. Chiến lược ngân hàng số thời gian qua đã giúp TPBank khắc phục được hạn chế trong vấn đề chi nhánh. Đặc biệt, mạng lưới Livebank riêng có đã mang lại nhiều lợi thế cho TPBank. Cụ thể vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng số lượng khách tiếp cận.
Năm nay, TPBank sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược ngân hàng số; tiếp tục đầu tư mạnh trên các công nghệ mới. Ví dụ ứng dụng 75 con robot được sử dụng trong năm ngoái, loại bỏ lao động con người. Áp dụng Robot thay thế 180 nhân viên tòa thời gian. Dự kiến năm 2021 là triển khai 5 con robot/tuần, dự kiến mang lại lợi ích lớn. Ví dụ như tiết kiệm chi phí nhân sự tuyển thêm; tránh dc rủi ro an toàn, rủi ro đạo đức.