Tại CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Tourist, HOSE: VNG), vì nhu cầu cá nhân, ông Đặng Huỳnh Minh Tuấn đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu VNG từ ngày 25/6 đến ngày 24/7. Theo mức giá 12.800 đồng/cổ phiếu (giao dịch sớm ngày 24/6), vị lãnh đạo cần chi 12,8 tỷ đồng để thực hiện. Nếu thương vụ mua lại thành công, tỷ lệ sở hữu cổ phần của ông Duẩn sẽ tăng từ 1,35% lên 2,38%. Kể từ khi đạt đỉnh vào đầu năm 2019, giá cổ phiếu của VNG đã giảm gần một nửa. Đến đầu tháng 6/2021, VNG đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017.
Diễn biến giá cổ phiếu VNG từ cuối 2017 đến 24/06/2021
Song song với diễn biến giá cổ phiếu kém sắc; chính là tình hình kinh doanh đi xuống của doanh nghiệp. Cụ thể, VNG đã thua lỗ 5/6 quý gần nhất. Tình trạng kinh doanh bết bát đến từ 2 nguyên nhân chính:
- Khoản thu tài chính đi xuống.
- Doanh thu sụt giảm bởi tác động của dịch Covid-19.
Như trong quý 1/2021, doanh thu VNG đem về chỉ ở mức 70 tỷ đồng. Giảm hơn 60% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, khoản thu tài chính chỉ đạt 3 tỷ đồng. Chưa bằng 1/7 con số quý 1 năm trước. Kết quả sau cùng, VNG thua lỗ hơn 9 tỷ đồng trong quý đầu năm 2021; cũng là quý thứ 4 liên tiếp.
Bức tranh tương lai vẫn còn khá mù mịt với doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch như VNG. Đợt bùng phát Covid-19 thứ tư được đánh giá sẽ cản trở đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Các chuyên gia đánh giá ngành dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trước tác động tiêu cực của đại dịch. Việc đóng cửa một số dịch vụ không thiết yếu tại một số tỉnh thành có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của các phân ngành dịch vụ khác. Đặc biệt là dịch vụ lưu trú ăn uống và dịch vụ giải trí.
Quá trình phát triển CTCP Du lịch Thành Thành Công
Tiền thân của Tập đoàn TTC là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập Ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên. Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyển đổi thành Công ty TNHH TM – SX Thành Thành Công. Công ty ưu tiên phát triển hệ thống phân phối trải rộng cả nước. Đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tây Ninh… Đây chính là bước đệm giúp Công ty hội tụ đủ nguồn lực. Qua đó để tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mới đầy tiềm năng như: mía đường, ngân hàng, bất động sản, du lịch.
Phát triển mạnh ở lĩnh vực kinh doanh năng lượng
Hiện nay, một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là phát triển năng lượng tái tạo. Để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng phát điện truyền thống. Theo đó, ngành Năng lượng TTC chú trọng phát triển đồng bộ các dạng năng lượng. Đặc biệt nguồn năng lượng xanh, thân thiện môi trường. Đồng thời, góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hướng đến sự phát triển bền vững.
Ngành Năng lượng TTC đã và đang trên hành trình thực hiện theo định hướng phát triển với tầm nhìn đến năm 2025. Trở thành tổ chức tư nhân hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam. Phát triển theo các chuẩn mực quốc tế, sẵn sàng cùng Năng lượng Việt Nam đón đầu những cơ hội trong thời gian tới.