Theo các chuyên gia, đánh giá thực tế từ câu chuyện xoài keo Campuchia giá rẻ cạnh tranh trực tiếp với xoài cát, thì xoài Đài Loan ngon nhưng giá cao hơn hiện nay là điềm báo sắp có trái thanh long. … Mới đây, báo chí dẫn nguồn tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, sau khi đồng ý xuất khẩu xoài sang Trung Quốc vào tháng 5 năm nay với kết quả khả quan, phía Campuchia tiếp tục quan tâm đến nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường tỷ dân đối với trái thanh long.
Campuchia chuẩn bị nhập khẩu chính ngạch thanh long vào Trung Quốc
Cụ thể, Chính phủ Campuchia đã có những động thái để được phép xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thanh long vào thị trường Trung Quốc. Vì vậy, theo Cục Xuất nhập khẩu, thanh long Campuchia có thể sớm được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu chính ngạch. Trong tháng 5/2020, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Campuchia đã khởi động một dự án trồng thanh long rộng 1.000 ha cho 1 triệu cây. Đồng thời thành lập một nhà máy chế biến, với mục tiêu xuất khẩu chính là thị trường Trung Quốc và… Việt Nam.
Theo đó, khi được cấp phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Thanh long Campuchia sẽ cạnh tranh trực tiếp với thanh long Việt Nam. Vốn hiện đang có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.
Có nghĩa thanh long Việt Nam thêm đối thủ cạnh tranh rất gần. Điều đáng nói, từ câu chuyện giá xoài keo của Campuchia có giá rẻ đã cạnh tranh trực tiếp với xoài cát; xoài Đài Loan ngon nhưng có giá cao hơn của Việt Nam ở hiện tại. Đây là một ví dụ mang tính dự báo sắp tới cho thanh long Việt Nam.
Phần lớn trong đó là thanh long trồng tại Bình Thuận
Những người quan tâm đến cây thanh long Bình Thuận nhận định rằng thời gian trước mắt. Trái thanh long Campuchia chưa thể đáng lo. Vì diện tích vùng trồng ở nước này chưa nhiều.
Nhưng 2-3 năm nữa, khi những diện tích mới trồng đến kỳ thu hoạch. Thì lúc đó sẽ chứng kiến tình cảnh thị trường như trái xoài của hiện tại. Do đó, ngay bây giờ, ngành chức năng và các huyện trong tỉnh trồng nhiều thanh long. Cần có bước dịch chuyển phù hợp để tránh bị động.
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam, 2 năm qua. Với những biến động về giá cả, sâu bệnh…Khiến cây thanh long không còn đem lại nguồn thu nhập hấp dẫn như trước.
Vì vậy, người dân ở huyện đã có những dịch chuyển như chỉ trồng mới thanh long ruột đỏ. Vì giống lai nên chi phí đầu tư thấp, thể hiện sử dụng ít phân thuốc. Ngay cả chong đèn cho trái vụ cũng ít thời gian hơn thanh long ruột trắng.
Đa dạng cây trồng
Bên cạnh, người dân cũng đã chú ý trồng các loại cây trồng khác như dưa lưới, nấm, cây dược liệu, nho, đinh lăng… Theo đúng định hướng tái cơ cấu trong trồng trọt của huyện. Đây là phá thế độc canh cây thanh long.
Hiện toàn huyện có khoảng 14.000 ha, theo kế hoạch đến năm 2025 là giữ ở mức 15.000 ha thanh long. Đồng thời khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình chuỗi giá trị trên cây thanh long. Tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với phòng trừ sâu bệnh hại…
Trong khi đó, tại huyện Bắc Bình, nơi người dân mở rộng diện tích nhanh trong mấy năm gần đây. Vì lợi thế có thủy lợi cộng nắng lớn, thanh long ít bị nấm. Khi các vùng chuyên canh thanh long khác bước vào giai đoạn già cỗi. Thì giờ chính quyền ở đây cũng khuyến cáo nông dân nên dừng đầu tư thanh long.
Song song đó, nâng giá trị trái thanh long thông qua đạt các chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đồng thời, truy xuất nguồn gốc. Vì trên địa bàn có một số trang trại đã tiến đến các chuẩn trên. Để bán được sản phẩm có giá cao hơn. Cũng hy vọng mở rộng ra các thị trường khác, ngoài Trung Quốc.
Đó cũng là ước muốn của nhiều người trồng thanh long hiện nay trước thông tin trên. Nhiều người cho rằng, nếu có thêm “đối thủ” là thanh long Campuchia chia sẻ thị trường Trung Quốc. Thanh long Việt Nam cũng cần phải tính thêm những thị trường tiêu thụ mới. Qua đó, để tránh giá giảm, ùn ứ hàng.
Khuyến khích tiêu thụ nội địa
Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, từ tháng 6 đến tháng 10/2021, thanh long Bình Thuận sẽ bước vào vụ thu hoạch chính vụ. Trong đó, từ tháng 6 đến tháng 7 tỉnh Bình Thuận sẽ thu hoạch khoảng 80.000 tấn thanh long.
Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận cho biết để ứng phó với những khó khăn trong tiêu thụ thanh long, Sở NN-PTNT tập trung khuyến cáo nông dân bố trí sản xuất rải vụ, nhất là sản xuất thanh long. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ.
Còn ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận cho biết, trong trường hợp ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, việc xuất khẩu thanh long bị ngưng trệ, tỉnh sẽ vận động doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long trên địa bàn dự trữ hàng trong kho lạnh để xuất khẩu chính ngạch, tiêu thụ nội địa và chuẩn bị xuất khẩu.