Theo giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Văn Bé Sáu đã cho biết rằng do tình hình của Covid 19 đã làm ảnh hưởng đến yếu tố cung cầu của thị trường. Nên giá cả của một số mặt hàng nông sản đang có xu hướng giảm mạnh điển hình một số mặt hàng như: giá heo hơi, giá dừa khô, giá bưởi da xanh, giá xoài… đang có xu hướng không ổn định về giá và giá thành giảm mạnh hơn so vơi cùng kỳ năm ngoái. Để năm thêm nhiều thông tin thị trường giá cả hàng hóa vui lòng truy cập trực tiếp vào địa chỉ website.
Mặt hàng nông sản bị ảnh hưởng mạnh bởi Covid 19
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất do tác động của dịch Covid-19.
Tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến các DN, cơ sở sản xuất không riêng Bến Tre mà ở các tỉnh, thành trong nước. Hầu hết đều gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đầu vào và quản lý người lao động đều khó. Hiện nay, các bộ, ngành Trung ương đã có sự chia sẻ hỗ trợ DN tiêu thụ nông sản. Bến Tre hiện đang hỗ trợ các tỉnh tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Ngày 16-6-2021, Chính phủ sẽ có hội nghị trực tuyến để thảo luận vấn đề hỗ trợ DN trong giai đoạn hiện nay.
Mặt hàng nông sản miền Tây mất giá khiến nhiều người dân lao đao
Hàng loạt các loại nông sản ở miền Tây đang giảm giá mạnh sau thời gian dài ứ đọng vì dịch Covid-19. Trong đó, nhiều nông sản được coi là đặc sản như sầu riêng, mít thái, thanh long ruột đỏ, bưởi năm roi… giảm sâu, chỉ bằng hơn nửa so với giá thời điểm này năm ngoái.
Những ngày này, hàng ngàn nông dân trồng sầu riêng ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long đang than trời vì giá giảm mạnh. Không những vậy, nhiều vườn còn không có thương lái thu mua.
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, vựa trái cây miền Tây Nam bộ cũng không khá hơn. Hàng ngàn nông dân trồng sầu riêng ở Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành như ngồi trên đống lửa. Anh Nguyễn Văn Hiệu, một hộ trồng sầu riêng lâu năm ở xã Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang). Cho biết hiện nay anh đang có 8 công sầu riêng mùa thu hoạch. Thường sau tết thương lái sẽ tới các vườn để lựa trái và cọc tiền, thoả thuận giá cả. Tuy nhiên từ sau tết năm nay do dịch Covid-19 nên không thấy bóng thương lái. Nhiều vườn, thương lái có đến nhưng trả giá quá thấp; khoảng 30-35 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân thua lỗ nặng.
Nông sản được phân phối đến hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
Thời gian qua, Sở Công Thương đôn đốc các DN phân phối. Trung tâm thương mại, siêu thị kinh doanh các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện kế hoạch cung ứng sản phẩm hàng hóa; có phương án dự trữ nguồn hàng thiết yếu. Trong tình huống xảy ra dịch bệnh lan rộng và kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và triển khai kế hoạch cung ứng hàng hóa theo từng cấp độ. Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh; đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống. Đáp ứng tốt nhu cầu người dân, giá cả ổn định. Không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, bất ổn thị trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo; các biện pháp tháo gỡ kịp thời khi thị trường có biến động do tác động của dịch Covid-19.