Người nông dân, doanh nghiệp lao đao do giá phân bón tăng cao

Người nông dân khốn đốn do phân bón tăng cao, Cục bảo vệ thực vật vào cuộc

Do giá nguyên liệu đầu vào và giá phân bón tăng cao chưa từng có, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa do dịch Covid-19. Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trước tình trạng khó khăn này, cục đã khuyến cáo các doanh nghiệp tạm dừng xuất khẩu phân hóa học, nguyên nhân chính khiến giá phân hóa học ở Việt Nam tăng cao theo thị trường phân bó thế giới. Do giá nguyên liệu phân bón toàn cầu tăng mạnh nên ngay cả những thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón DAP như lưu huỳnh đã tăng 60% so với tháng 9/2020.

Giá phân bón tăng chóng mặt

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón tăng phi mã trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá phân DAP, urê tăng khá cao. Số liệu của World Bank cho biết, giá DAP trong tháng 4/2021. Tăng 54% so với tháng 9/2020, giá phân urê tăng 62%, kali tăng 45%.

Theo ông Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương). Chu kỳ giá của phân bón cứ khoảng 10 năm sẽ có độ tăng. Năm nay cũng giống như năm 2008 là chu kỳ giá đi lên.

Giá phân bón tăng chóng mặt

“Việc giá phân bón tăng có rất nhiều yếu tố. Yếu tố thứ nhất. So với cùng kỳ năm ngoái, giá vận chuyển hàng container đã tăng gấp 5 lần. Trong khi đó, phân bón về Việt Nam gồm có DAP, MAP và urê . Thì hầu hết được vận chuyển bằng container” – ông Ngọc nói. Trong khi đó, Trung Quốc có chính sách đánh thuế xuất khẩu phân urê khi nhu cầu sử dụng trong nước cao.

“Hiện nay thuế xuất khẩu urê của Trung Quốc đang là 30%. Trong khi đó, Ấn Độ đang vào vụ nên nhu cầu sử dụng phân bón tăng mạnh. Nguồn cung urê ở Đông Nam Á rất thấp. Tất cả những yếu tố đó đã đẩy giá phân bón thế giới lên mức cao. Giá phân bón của Việt Nam cũng chịu tác động rất lớn” – ông Ngọc thông tin.

Nguyên nhân giá phân bón tăng cao

Nguyên nhân được chỉ ra là do lưu huỳnh và ammoniac. 2 nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất phân DAP và MAP trên thị trường thế giới. Đã tăng mạnh từ 95 USD/tấn lên 208 USD/tấn, tức tăng hơn gấp đôi.

Dịch COVID-19 còn khiến sản xuất đình trệ, phân phối gián đoạn nên cũng gây tình trạng khan hiếm ở một số nơi. Qua đó đẩy giá phân bón tăng cao. Đáng nói, đầu vào tăng nhưng đầu ra nông sản lại giảm. Nhiều nông dân rơi vào cảnh sản xuất cầm cự.

Chưa năm nào ông Cương (huyện Mê Linh, Hà Nội) thấy khó khăn như năm nay. Để có phân cho hơn 1 mẫu hoa, ông lại phải vay nợ mới. Trong khi nợ cũ chưa trả hết. “Phân bón năm ngoái tăng một ít rồi, năm nay tăng lên rất nhiều, tăng từ 10 – 30%. Làm thì không bán được”, ông Đặng Duy Cương chia sẻ.

Nguyên nhân giá phân bón tăng cao

Xã Mê Linh có hơn 200 ha trồng hoa, mỗi vụ dùng hết khoảng 500 tấn phân bón các loại. Với tình hình giá phân bón tăng cao như hiện nay, chị Bằng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh). Nhiều nông dân khác phải thu hẹp diện tích trồng hoa để chuyển sang trồng màu.

Giá phân bón tăng cao, đề nghị tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ

Đánh giá về việc phân bón tăng cao từ đầu năm đến nay, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở lớn nên phân bón tăng mạnh từ đầu năm đến nay. Đây là do tác động từ thị trường phân bón thế giới.

“Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Buộc một số nhà máy sản xuất phân bón trên thế giới phải đóng cửa. Những nhà máy còn hoạt động trong điều kiện dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế hơn. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, có những loại như amoniac; lưu huỳnh tăng tới 50 – 120% so với cùng kỳ” – ông Hoàng Trung nói.

Ngoài ra, theo ông Hoàng Trung do dịch bệnh Covid-19 nên logistics cũng đứt gãy nhiều công đoạn. Chi phí tăng cao, cước phí vận chuyển tăng 3 – 5 lần khiến đội gphân bón lên. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng việc phân phối phân bón còn bất cập; tạo ra khan hiếm giả ở một số nơi.

Ông Hoàng Trung cho biết, trước tình hình phân bón tăng cao. Ngay từ đầu tháng 4/2021, Bộ NNPTNT đã giao Cục Bảo vệ thực vật đánh giá lại tình hình sản xuất. Giá phân phối các sản phẩm phân bón. Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân.

“Chúng tôi yêu cầu các nhà máy sản xuất tối đa công suất. Công khai niêm yết giá phân bón, yêu cầu doanh nghiệp trong thời gian này. Không xuất khẩu phân bón, các doanh nghiệp cũng cam kết chung tay. Đồng hành cùng người dân không làm ảnh hưởng đến sản xuất” – ông Hoàng Trung thông tin thêm.

Sử dụng tiết kiệm phân bón

Theo ông Hoàng Trung, nếu so sánh giá phân bón của các doanh nghiệp sản xuất trong nước với giá phân bón nhập khẩu thì phân bón sản xuất trong nước vẫn rẻ hơn nhiều.

Sử dụng tiết kiệm phân bón

Ví dụ, phân DAP do doanh nghiệp trong nước sản xuất giá chỉ 9,5  – 10,5 triệu đồng/tấn, trong khi phân bón nhập khẩu là 14,5 triệu đồng/tấn.

Ông Hoàng Trung cũng khẳng định, nguồn phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân luôn được đảm bảo, còn việc phân bón tăng chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.

“Trước tình hình đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản hướng dẫn người dân căn cứ vào tính chất cây trồng, mùa vụ mà sử dụng phân bón tiết kiệm, sử dụng theo nguyên tắc “5 đúng”. Khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ để có sản phẩm an toàn, đồng thời bảo vệ hệ sinh thái đất” – ông Hoàng Trung nhấn mạnh.

Được biết, hiện năng lực sản xuất phân bón hữu cơ của các doanh nghiệp đang rất tốt, năm 2020 đạt 2,63 triệu tấn, nhu cầu của người dân với phân bón hữu cơ cũng ngày một tăng.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *