Tính đến hết tháng 5 này, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam tăng mạnh với hơn 6,4 tỷ đô, tức tăng đến 42% so với năm 2020.
Dù dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng hoàn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, đi ngược lại với đó là kim ngạch chế biến, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ Việt Nam lại tăng 1 cách đáng kể. Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã tăng đến 57% so với cùng kỳ. Đây là con số vượt ngoài mong đợi, cao kỉ lục trong thời kì khủng hoảng vì Covid-19.
Gia tăng sản lượng để thích ứng tình hình mới
Các doanh nghiệp ngành gỗ đã thích ứng được tình hình mới, ổn định sản xuất, tăng cường giao thương trực tuyến tìm các đối tác nước ngoài mở rộng xuất khẩu. Do đó, dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam vẫn giữ được sự chủ động, khách hàng nước ngoài tin tưởng tìm nguồn cung tại Việt Nam ngày một tăng.
“Thêm vào đó, thị trường đồ gỗ, nội thất của thế giới còn rất nhiều dư địa phát triển. Hiện, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 9% thị phần, còn đến hơn 90% thị phần để ngành gỗ Việt Nam tiếp cận, chiếm lĩnh. Với tốc độ phát triển xuất khẩu mạnh mẽ, ấn tượng như hiện nay, tôi nghĩ Việt Nam không phải là nước đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu đồ gỗ, mà có thể đứng thứ tư, thứ ba thế giới về lĩnh vực này,” ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chia sẻ.
Nhận được nhiều đơn hàng hơn
Hiện nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ đã nhận đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài cho đến cuối năm nay. Đây là bước tăng trưởng khá tốt của ngành chế biến; xuất khẩu gỗ so với trước thời điểm xảy ra dịch COVID-19.
Theo thông tin từ các nhà nhập khẩu, chính vì dịch bệnh diễn ra; các quốc gia thực hiện giải pháp giãn cách xã hội; người lao động làm việc tại nhà; nên họ có nhu cầu cao về trang bị bàn ghế, giường, tủ mới nhằm tạo không gian đẹp hơn.
Chính vì vậy, người tiêu dùng thế giới có thêm thời gian và nguyện vọng mua sắm; tìm kiếm các sản phẩm, đồ gỗ nội thất trên mạng. Những yếu tố đó khiến cho nhu cầu đồ gỗ tăng cao ở nhiều thị trường.
Đồ gỗ Việt Nam lại được các doanh nghiệp tuân thủ truy xuất nguồn gốc; xuất xứ nguyên liệu minh bạch nên được khách hàng lựa chọn.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng tại hầu hết các thị trường
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Và chiếm 85,5% tổng giá trị xuất khẩu của ngành hàng này.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tăng tại hầu hết các thị trường; ngoại trừ Đài Loan (giảm 34,3%) và Anh (giảm 11%).
Giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3/2021 ước đạt 240 triệu USD; đưa tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 710 triệu USD; tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, 32,8% trong tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là từ Trung Quốc; 11,1% từ Hoa Kỳ và 5,1% từ Thái Lan. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ các thị trường này đều tăng; mức tăng lần lượt là: 72,2%, 1,6% và 58,6%.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản nhận định, mặc dù xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong quý 1/2021. Nhưng cần cẩn trọng xem xét nguyên nhân tăng trưởng có mang tính bền vững không. Trong khi đó, bối cảnh giá cước container tăng ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí là yếu tố cần phải xem xét; nhằm tránh sự đứt gãy của quá trình xuất khẩu.