Ngành hàng không là mộ trong những ngành hot nhất và có thể đem đến lợi nhuận vô cùng to lớn. Do đó, được làm việc trong ngành này là mơ ước của nhiều người. Thế nhưng, dịch bệnh Covid 19 đã khiến cho mọi thứ thay đổi chóng mặt. Nhiều hãng hàng không phải đóng cửa và thậm chí có nguy cơ phá sản sau dịch bệnh. Điển hình như Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Tuy là hãng hàng không lớn nhưng đơn vị này cũng chịu thua lỗ cả ngàn tỷ đồng, hệ lụy từ dịch bệnh. Ngành hàng không dễ bị sập nếu Covid không dừng lại.
Hàng không dễ bị sập vì Covid
Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, hàng không đang là nhóm có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, khiến các doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản. Năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã lỗ trên 18.000 tỷ đồng, doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019. Theo đó, Covid-19 khiến nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh 34,5- 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019. Bộ dự báo, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021. Nếu Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024, ngành mới có thể phục hồi như trước khi có dịch.
Vấn nạn của Vietnam Airlines
Báo cáo của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho thấy sự thật đáng buồn. Hãng dự kiến số lỗ của quý I ở mức 4.800 tỷ đồng. Lỗ 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng. Hiện, số nợ Vietnam Airlines phải trả quá hạn đã tới 6.240 tỷ đồng và đang cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản. Trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp, hoặc không gia hạn, cấp tiếp hạn mức tín dụng. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines đang đối mặt với rủi ro kiện tụng pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn ở các ngân hàng.
Ngoài Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân như Bamboo Airways và Vietjet Air, trong năm 2020 cũng đã cố gắng tối ưu hóa mọi hoạt động khai thác và duy trì được sản xuất kinh doanh.. Tuy nhiên, dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2021 và đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Ước tính Vietjet thiếu hụt 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Hỗ trợ từ chính phủ
Để tháo gỡ khó khăn nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị nhiều phương pháp. Thủ tướng cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu phương án trình Chính phủ. Theo đó, ngân hàng đang nghiên cứu cơ chế hỗ trợ lãi suất cho vay. Mức hỗ trợ lãi suất là khoảng 4% trong năm 2021 – 2023 cho các hãng.
Bên cạnh đó, cho phép kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất, hạ cánh máy bay. Nhà nước cũng hỗ trợ giảm dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng. Ưu đãi dành riêng cho các dịch vụ chuyên ngành hàng không cho đến hết năm 2021. Được biết trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho rằng, hàng không Việt có thể lỗ tới 15.000 tỷ trong năm 2021. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ tín dụng.
Một vài thông tin khác liên quan
Hiện nay, tổng số máy bay của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 230 chiếc. Con số này là tăng 24 chiếc so với năm 2019. Mức tăng tương ứng tăng khoảng 10% đội máy bay. Tổng số ghế cung ứng trong tháng 4-2021 ước tính bằng 137% so với cùng kỳ 2019. Trong khi đó sức mua (tổng doanh thu của thị trường) chỉ bằng 76% so với năm 2019. Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành, toàn ngành hàng không Việt Nam đang dư thừa khoảng 58 máy bay. Lượng máy bay này chiếm 26% tổng số máy bay các hãng.
Việc dư thừa nguồn lực kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng bằng hình thức giảm giá để thu hút khách, giành thị phần. Giá vé bình quân của các hãng hàng không trong tháng 4-2021 đã giảm đáng kể. Mức giá này chỉ bằng 55% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm. Điều này khiến các hãng hàng không Việt Nam lâm vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng. Điều này sẽ gây ra suy giảm sức khỏe tài chính. Từ đó các hãng giảm dần khả năng cạnh tranh. Đặc biệt cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài sẽ khó khăn hơn. Đồng thời, đe dọa sự phát triển bền vững của ngành.