Cũng như cổ phiếu thì trái phiếu cũng là một trong những cách huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Không những thế trái phiếu còn được xem như là đồng tiền có giá trị lớn với lãi suất cao hơn so với tiền gửi ngân hàng. Nên được rất nhiều nhà đầu tư doanh nghiệp mua bán với nhau. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai(HAG) là một trong những tập đoàn lớn nhất ở Việt Nam. Là trụ cột, xương sống của nền kinh tế Việt Nam hoạt động kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Mới đây HAG đã mua lại một số lượng trái phiếu lớn từ HDbank.
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn được gọi là “Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai” (viết tắt là HAGL hoặc HAG) là một công ty đa ngành nghề, có trụ sở đặt tại Pleiku, Việt Nam.
Từ một nhà sản xuất nội thất nhỏ. Công ty đã đa dạng hóa sang các ngành khác như là cao su, tài chính. Và làm bóng đá (xem Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai). HAGL có tốc độ phát triển tài sản nhanh nhất Việt Nam năm 2010 và nhanh thứ nhì năm 2011. HAGL cũng phát triển mạnh ở bên ngoài Việt Nam. Với khoản đầu tư xấp xỉ 1 tỉ USD vào Lào. Hàng trăm triệu đô vào Myanma, 100 triệu USD vào Campuchia. Và hàng chục triệu đô la vào Thái Lan.
HAGL không gặp nhiều may mắn thời gian qua khi đầu tư vào cao su (do rớt giá). Làm khoáng sản thì không có đầu ra. Chuyển sang nông nghiệp cũng chưa có kết quả rõ rệt. Tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của HAGL lên đến 32.900 tỷ đồng. Trong đó có sự góp mặt của gần chục ngân hàng thông qua vay nợ trực tiếp. Hoặc “ôm” các khoản vay từ phát hành trái phiếu của chính doanh nghiệp này. Ba chủ nợ lớn nhất của HAGL gồm: BIDV với hơn 10.000 tỷ đồng, Eximbank với gần 4.000 tỷ đồng và VP Bank với 2.800 tỷ đồng.
HAG đã phát hành 930 trái phiếu HAG 2016
Trước đó, HAG đã phát hành 930 trái phiếu HAG 2016 (kỳ hạn 7 năm). Tổng giá trị đạt 930 tỷ đồng. Trái chủ chính là HDBank theo hợp đồng đặt mua và hoán đổi trái phiếu ký ngày 29/12/2016 giữa 2 bên.
Trong đó, khối lượng trái phiếu HAG 2016 đang lưu hành (theo mệnh giá) là 735 tỷ đồng. Như vậy, sau khi mua lại, khối lượng trái phiếu HAG 2016 lưu hành giảm còn 407 tỷ đồng.
Tại BCTC của HAG, lượng nợ vay ghi nhận giảm mạnh trong quý 1/2021. Tương ứng giảm đến 7,488 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 1,905 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Điều này là do HAG không còn đóng vai trò cổ đông kiểm soát tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HNG) và giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống còn 27%. Theo đó, không còn hợp nhất số liệu tài chính của HNG.
Tuy nhiên, HAG vẫn còn lượng nợ trái phiếu lên đến gần 7,210 tỷ đồng tính đến cuối quý đầu năm nay. Trái chủ lớn nhất là nhóm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) và công ty chứng khoán liên quan.
Với riêng HDBank, công ty cũng đã tất toán toàn bộ hơn 600 tỷ đồng nợ ngắn hạn trong quý 1/2021. Mới đây, HAG cũng đăng ký bán thỏa thuận 80 triệu cổ phiếu HNG trong thời gian 07/05-05/06. Mục đích là để tái cấu trúc các khoản nợ tại HDBank.
Trên thị trường, cổ phiếu HAG đang nằm trong diện bị kiểm soát, giá cổ phiếu kết phiên 25/05/2021 dừng tại mức 5,250 đồng/cp.