Giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội nếu người lao động rút 1 lần

Cái hại của rút BHXH 1 lần

Cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, vấn đề kinh tế và an sinh xã hội cũng dần dần phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Mà trong đó bảo hiểm xã hội là một loại hình chắc chắc và ổn định để duy trì chi phí cho việc sinh hoạt của bạn sau này. Cái người ta thực sự coi trọng bảo hiểm xã hội là do có chế độ hưu trí, giúp người lao động có thể yên tâm khi về già. Có thể nói đây là một cuộc đầu tư lâu dài và người đầu tư chắc chắn sẽ có lợi về sau này. Thế nhưng hiện nay số người rút bảo hiểm xã hội một lần ngày càng nhiều, bởi vì ham lấy cái lợi ngay trước mắt để bù đắp vào những thiếu sót thường ngày.

Việc làm này chẳng những ảnh hưởng mạnh đến lợi ích sau này của người sử dụng mà còn gây nên những bất ổn cho quỹ bảo hiểm của chung. Với những kế hoạch xây dựng lâu dài thì việc người dân đua nhau rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ làm những dự tính của quỹ bảo hiểm bị xê dịch rất nhiều. Chính vì thế, đã có đề xuất giảm 50% mức hưởng bảo hiểm xã hội nếu người dân rút một lần để hạn chế bớt số lượng.

Luật BHXH sửa đổi giảm mức hưởng bảo hiểm xã hội rút 1 lần

Thay vì rút BHXH một lần sẽ được từ 1,5 – 2 tháng lương tính đóng như hiện hành. Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm chỉ còn 1 tháng lương. Việc này ngoài  giữ chân người lao động ở lại hệ thống có lương khi về già. Cũng tránh được tình trạng ồ ạt rút sớm muộn gây vỡ quỹ. Đồng thời, bổ sung chế độ trợ cấp cho con dưới 6 tuổi nếu có bố, mẹ tham gia BHXH.

Giảm mức hưởng BHXH 1 lần

Bộ LĐ-TB&XH vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHXH sửa đổi gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội. Theo đó, nội dung về sửa quy định liên quan tới hưởng BHXH một lần đã được nêu rõ hơn, theo hướng cho người lao động lựa chọn.

Những sửa đổi trong luật BHXH

Định hướng sửa luật vẫn giữ quy định cho phép người lao động rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc từ 1 năm trở lên nhưng không đóng tiếp. Thay vì không cho phép người lao động rút BHXH một lần. Tuy nhiên, luật có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau. Giữa rút BHXH 1 lần ngay hoặc để tới khi hết tuổi lao động mới rút.

Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, nếu người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia BHXH. Và đề nghị hưởng BHXH một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng BHXH.

Trường hợp người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng. Hoặc người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài để định cư hợp pháp. Được hưởng BHXH một lần. Mức hưởng trong trường hợp này được tính mỗi năm tham gia BHXH bằng 2 tháng lương bình quân tính đóng BHXH.

Rút BHXH

Quy định hiện hành thế nào?

Còn theo quy định hiện hành, sau khi nghỉ việc 1 năm; nếu người lao động rút BHXH một lần; mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng lương cho giai đoạn từ 2014 về trước. Và 2 tháng lương cho giai đoạn từ 2014 tới nay.

Đề xuất trên của Bộ LĐ-TB&XH đã có chút thay đổi so với dự thảo cơ quan này đưa ra trước đó. Khi đưa ra mục tiêu sửa luật theo hướng: có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết hưởng BHXH 1 lần với người lao động tới tuổi hưu. Nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu và không có nhu cầu đóng tiếp.

Đặc biệt, hồ sơ sửa Luật BHXH cũng được đưa vào đề xuất giao Chính phủ nghiên cứu. Thực hiện thí điểm chế độ trợ cấp trẻ em nếu có bố hoặc mẹ tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó, người tham gia BHXH bắt buộc có con dưới 6 tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng. Tính trên mỗi con cho đến khi con đủ 6 tuổi. Giải pháp này để giữ chân người lao động ở lại với hệ thống BHXH. Đặc biệt với người lao động trẻ; thay vì nghỉ việc là rút BHXH một lần.

Bổ sung thêm chế độ thai sản

Tuy nhiên, nếu thêm chế độ trợ cấp cho người tham gia BHXH có con nhỏ; sẽ phải thêm mức đóng. Bộ LĐ-TB&XH dẫn tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy. Nếu quy định, áp dụng chính sách trên áp dụng với người có con dưới 15 tuổi. Mức trợ cấp là 350.000 đồng/tháng. Sau đó tăng dần lên đạt 560.000 đồng/tháng vào năm 2030. Sẽ cần mức đóng góp của người lao động là 3%/tháng lương. Trường hợp chỉ áp dụng với trợ cấp cho trẻ em dưới 6 tuổi; tỷ lệ đóng góp cần thiết là 1%/tháng lương.

Sổ bảo hiểm

Với BHXH tự nguyện, để tăng tính hấp dẫn cho loại hình này; cơ quan soạn thảo hồ sơ sửa luật đề xuất bổ sung thêm chế độ thai sản (hiện chỉ có chế độ hưu trí và tử tuất). Tăng mức hỗ trợ của nhà nước với người tham gia lên 30%. Hiện chỉ có 3 mức hỗ trợ là 30% mức đóng, 20% và 10%. Tương ứng với đối tượng hộ nghèo; cận nghèo và tất cả người tham gia còn lại.

Trường hợp bổ sung thêm chế độ thai sản; lao động nữ tham gia BHXH tự nguyện khi sinh con được hưởng trợ cấp 2 triệu đồng cho một con mới sinh. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất điều chỉnh điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 xuống 15 năm.

Tags: , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *