Giá cổ phiếu của một số công ty không đủ mua một ly trà đá

Giá cổ phiếu của một số công ty không đủ mua một ly trà đá

Ước tính toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có gần 600 cổ phiếu dưới mệnh giá (giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu). Tập trung nhiều nhất trong số đó là sàn giao dịch UPCoM. Điều đáng nói, ngay trên sàn TP.HCM, nơi chỉ xét cổ phiếu lớn, vẫn có tới 70 cổ phiếu chưa đạt 10.000 đồng. Thậm chí, nhiều cổ phiếu không mua được cốc trà đá vì giá chưa đến 5.000 đồng. Đó là những cổ phiếu của công ty nào? Lý do gì khiến giá cổ phiếu những công ty này lại xuống thấp như vậy? Hãy cùng chứng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Một số giá cổ phiếu không mua nổi ly trà đá

DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai

Có thể kể đến như DLG của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai hiện có giá 3.150 đồng/cổ phiếu. Với giá này, DLG đã tăng gấp đôi so với đầu năm nhờ thị trường chứng khoán tăng mạnh. Dù vậy kết thúc năm 2020 vẫn bị lỗ 1,05 tỉ đồng và tiếp tục kéo dài 2 năm thua lỗ. Công ty kiểm toán AAC cũng tỏ ra nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục. Cổ phiếu DLG vẫn đang trong diện bị kiểm soát.

FTP của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân

Một số giá cổ phiếu không mua nổi ly trà đá

Tương tự, mã FTP của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đức Quân chốt phiên cuối tuần vừa qua tăng trần lên 3.100 đồng/cổ phiếu. FTM cũng tăng hơn gấp đôi so với đầu năm và đang nằm trong diện cảnh báo. Vì công ty bị thua lỗ trong năm 2020.

HQC của Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân

Cổ phiếu HQC của Công ty CP Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng đang ở giá 4.080 đồng. HQC đã giảm mạnh trong nhiều năm qua. Dù sau khi lên sàn hơn 10 năm về trước cũng đạt đến đỉnh gần 50.000 đồng. Không bị kiểm soát hay cảnh báo do thua lỗ nhưng tỷ suất sinh lời của HQC những năm qua luôn thấp. Năm 2020 doanh thu đạt 566,9 tỉ đồng. Nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 9,6 tỉ đồng. Công ty này cho biết theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 công ty mới hoàn thành việc tái cấu trúc. Và sẽ bắt đầu chia cổ tức từ năm 2024.

MCG của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam

Mã MCG của Công ty CP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam hiện có giá 3.100 đồng. Cổ phiếu này đã bị đưa vào diện kiểm soát từ cuối năm 2018 do liên tục bị thua lỗ. Kết thúc năm 2020, MCG có số lỗ lũy kế là 326,21 tỉ đồng. Nguy cơ sẽ bị hủy niêm yết trong thời gian tới. Còn đối với PXI – Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí – giá cổ phiếu cũng loanh quanh ở sát 3.000 đồng; từ đầu năm đến nay và hiện ở mức 3.480 đồng.

Đáng ngạc nhiên là mã PXI đã bị đưa vào diện kiểm soát từ năm 2017 sau khi công ty kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về Báo cáo tài chính năm 2012 và từ đó đến nay công ty liên tục thua lỗ nhưng vẫn chưa bị hủy niêm yết. Chốt năm 2020, PXI tiếp tục lỗ 50 tỉ đồng, đưa lũy kế số lỗ lên 93,5 tỉ đồng…

Sự kỳ vọng vào cổ phiếu giá thấp

Có thể thấy, nhiều cổ phiếu thị giá thấp trong thời gian qua đã liên tục hút dòng tiền chủ yếu dựa trên sự kỳ vọng, hơn là hoạt động kinh doanh cải thiện. Ngoài ra, tận dụng dòng tiền không sinh lời ở nhóm cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu trụ để có thể thu hút các nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn nhóm cổ phiếu thị giá thấp.

Sự kỳ vọng vào cổ phiếu giá thấp

Tuy vậy, với việc nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn thu hút dòng tiền trong phiên giao dịch mới đây, giúp chỉ số vượt ngưỡng tâm lý, lập tức các cổ phiếu thị giá thấp, các cổ phiếu không có giá trị thực trở nên nhạt vị với giới đầu tư. Hoạt động chốt lời đã diễn ra tại hàng loạt cổ phiếu như DAH, HQC, FLC, DTA, TTF…

Trong giai đoạn sắp tới, khi các doanh nghiệp bước vào cao điểm:

  • Mùa công bố thông tin báo cáo kiểm toán năm.
  • Báo cáo thường niên.
  • Đại hội cổ đông.

Giới đầu tư có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm cũ. Cũng như kế hoạch kinh doanh trong năm mới. Dòng tiền sẽ tìm đến các doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt, có hoạt động kinh doanh kỳ vọng tăng trưởng cao.

Đề xuất thanh tra tình trạng nghẽn giao dịch và cổ phiếu rác

Mới đây trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cơ quan này cùng lúc thanh tra:

  • Tình hình nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
  • Tình trạng các cổ phiếu “rác” trên sàn HOSE.

Theo VAFI, có tình trạng giá cổ phiếu thấp hơn nhiều so với mệnh giá cổ phần trong khoảng thời gian dài. Nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng mệnh giá; giá phát hành cao hơn giá thị trường từ 40 – 50%…

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *