Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ tăng 95,4%, đạt kim ngạch 3,12 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ rất ấn tượng, là 1 trong 5 mặt hàng nông sản có giá trị và kim ngạch xuất khẩu tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của đối tác nước ngoài cũng như quy định của Việt Nam.
Còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu
Nhìn lại ngành gỗ trong thời gian gần đây để thấy được đây là ngành duy trì được đà tăng trưởng liên tục. Đồng thời, luôn đạt kim ngạch xuất khẩu ở mức cao. Năm 2019, ngành gỗ cùng lâm sản (chiếm tỷ lệ lớn là gỗ) đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD. Đến năm 2020, riêng ngành gỗ đã đạt tới 12,32 tỷ USD. Đây đều là những con số cao đóng góp lớn vào giá trị kim ngạch xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp.
Năm 2020 là một năm được đánh giá thành công đối với ngành gỗ Việt Nam. Mặc dù đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Nhưng trị giá xuất khẩu đồ gỗ chỉ giảm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Bắt đầu từ tháng 6/2020, xuất khẩu gỗ liên tục tăng mạnh. Sức bật của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua. Thể hiện rõ sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước. Cùng với các FTA đã có hiệu lực. Bước sang tháng 1/2021, ngành gỗ tiếp tục “ghi điểm” bởi mức tăng 48,4%. So với cùng kỳ năm 2020 khi giá trị xuất khẩu đạt 1,25 tỷ USD.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ, Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng chưa từng có
Cụ thể, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 5 năm 2021 đạt 1,4 tỷ USD. Đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2021 đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Trong những tháng đầu năm 2021, chiếm 84,9% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh. Đạt 3,12 tỷ USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang Mỹ tăng 11,8 điểm phần trăm so cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang thị trường Trung Quốc cũng tăng trưởng mạnh.
Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao
Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 4 tháng đầu năm đạt 526,69 triệu USD. Tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang Nhật Bản đạt 472,56 triệu USD, tăng 8%; Hàn Quốc đạt 293,25 triệu USD, tăng 9,7% và Anh đạt 92,01 triệu USD, tăng 26,5%.
Đáng chú ý, mặt hàng ghế khung gỗ đang rất đắt hàng ở Mỹ. Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ trong tháng 4/2021 đạt 346 triệu USD. Tăng 260,5% so với tháng 4/2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,23 tỷ USD. Tăng 121% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu ghế khung gỗ, Mỹ là thị trường có trị giá chiếm tỷ trọng cao nhất. Đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2021. Trị giá xuất khẩu ghế khung gỗ tới Mỹ đạt 1,04 tỷ USD. Tăng 154,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Doanh nghiệp cần chú trọng mẫu mã sản phẩm
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhu cầu nhập khẩu ghế khung gỗ trên thị trường thế giới rất lớn. Nên các doanh nghiệp xuất khẩu ghế khung gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, Mỹ, Đức, Pháp và Anh là 4 thị trường nhập khẩu ghế khung gỗ lớn nhất trên toàn cầu. Với trị giá đạt trên 1 tỷ USD/năm.
Các thị trường ghế khung gỗ lớn trên thế giới đều là các thị trường có yêu cầu cao. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng đến chất lượng. Mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là nguồn gốc gỗ.
“Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định. Về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ. Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại” – Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị. Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của các nước trên thế giới tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2021. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Thụy Sỹ cũng tăng mua, xuất khẩu gỗ của Việt Nam khởi sắc
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Thuỵ Sỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 6 trên thế giới. Trong giai đoạn 2016 – 2020, khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Thụy Sỹ trung bình đạt 1,8 tỷ USD/năm.Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhưng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Thuỵ Sỹ đạt 1,79 tỷ USD, tăng 2,3% so với năm 2019.
Thuỵ Sỹ nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Đức trong 3 tháng đầu năm 2021. Đạt 181,1 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 7 cho Thuỵ Sỹ. Đạt 12,15 triệu USD, tăng 42,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 2,4%. Tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. 3 tháng đầu năm 2021, Thuỵ Sỹ tăng mạnh nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trong đó, trị giá nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn. Ghế khung gỗ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, tỷ trọng nhập khẩu 2 mặt hàng này chiếm 61,4% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Thuỵ Sỹ.
Đây là 2 mặt hàng Thuỵ Sỹ nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Trị giá nhập khẩu 2 mặt hàng này từ Việt Nam chiếm 73,3% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam.