Những khó khăn mà đại dịch Covid-19 mang lại đã không chừa bất kể một ai, bất kể một ngành nghề nào. Với riêng ngành du lịch, hàng không cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Điển hình là trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) đã công bố số lỗ lũy kế hơn 10.000 tỷ đồng. Đơn vị này cũng đã có văn bản kiến nghị lên chính phủ đề được hỗ trợ. Cũng mới đây, chính sách tháo gỡ khó khăn cho VNA đã có tín hiệu tích cực khi xuất hiện 3 tổ chức tín dụng cam kết cho Vietnam Airlines vay với số tiền là 4.000 tỷ đồng. Đây được xem là giải pháp giúp đưa VNA bước đầu thoát được khỏi khó khăn đang chồng chất ở thời điểm hiện tại.
Vietnam Airlines thua lỗ nặng dưới tác động của dịch Covid – 19
Trước đó, Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã cho thấy tình hình hoạt động sụt giảm nghiêm trọng của lĩnh vực hàng không. Vietnam Airlines (VNA) dự kiến lỗ đến 10.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong quý 1 đã đã lỗ 4.800 tỷ.
Hiện tại số nợ phải trả quá hạn của VNA lên tới 6.240 tỷ đồng. Hãng này đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn. Thậm chí bên bờ vực phá sản. Trong khi đó các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ. Chính vì thế nên không cho VNA giải ngân tiếp. Mặt khác họ cũng không gia hạn hoặc cấp tiếp hạn mức tín dụng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán, Vietnam Airlines đang vay ngắn hạn gần 6.800 tỷ đồng. Vay dài hạn gần 9.000 tỷ. Tất cả đều không có tài sản đảm bảo. Trong đó Vietcombank đang là ngân hàng cho vay nhiều nhất. Tổng cộng số tiền là 7.500 tỷ đồng. Tiếp theo là BIDV với tổng cộng 2.600 tỷ đồng. Ngoài ra, Techcombank có dư nợ 849 tỷ đồng. Với SeABank là 460 tỷ đồng,…
Những tổ chức tín dụng cho VNA vay với số tiền là 4.000 tỷ đồng
Trong giải trình biến động lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines đến Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, hãng hàng không này cho biết nguyên nhân lỗ nặng là do dịch COVID-19. Nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng; trực tiếp đến ngành hàng không toàn cầu nói chung và hãng nói riêng.
Dịch COVID-19 diễn ra phức tạp. Gần 3 tháng nay các hãng bay thường xuyên thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lý do vì sân bay quốc tế tạm ngưng. Nội địa hạn chế tần suất khiến hàng trăm máy bay “nằm đất”.
Tại họp báo sáng ngày 21/6 của NHNN, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, đối với chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines (VNA) đến nay đã có 3 tổ chức tín dụng là SeaBank, Hàng Hải (MSB) và SHB đã có cam kết tài trợ cho VNA vay. Tổng số tiền là 4 nghìn tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng và VNA đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán. Từ đó thống nhất ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân dự kiến trong cuối tháng 6; đầu tháng 7 năm 2021.
Trong khi đó, mới đây, ông Đặng Anh Tuấn – Trưởng Ban truyền thông Vietnam Airlines cũng xác nhận cho biết khoản tín dụng 4.000 tỷ đồng đang được các bên liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục. Thông tin về gói 4.000 tỷ đồng được xem như “giải cơn khát” thanh khoản tạm thời cho Vietnam Airlines.