Công nghệ RPA được HDBank tiên phong áp dụng thành công

Công nghệ RPA được HDBank tiên phong áp dụng thành công

RPA (Robotic Process Automation) là khái niệm dùng để chỉ robot phần mềm sử dụng công cụ quy tắc và trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế nhân viên trí óc để tự động thực hiện công việc trên máy tính để bàn (chủ yếu làm việc với logic cố định). Những robot phần mềm này đôi khi được nhân cách hóa thành “lao động kỹ thuật số “hoặc” công nhân kỹ thuật số “(công nhân tri thức ảo). Hiện nay ngân hàng HDBank đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số với công nghệ RPA.

Các công cụ thực hiện khái niệm RPA này được gọi là các công cụ RPA. Hiện nay, khái niệm RPA có nhiều nghĩa khác nhau. Trong số đó, nghĩa rộng là RPA — cải cách toàn diện, và nghĩa hẹp là công cụ RPA.  Hãy cùng tìm hiểu công nghệ này qua bài viết dưới đây nhé!

HDBank tiên phong tự động hóa quy trình vận hành RPA

HDBank triển khai tự động hóa các quy trình bằng Robot với công nghệ RPA – Robotic Process Automation. Mang lại trải nghiệm hoàn toàn mới cho 10 triệu khách hàng trong hệ sinh thái. Với việc áp dụng công nghệ RPA, HDBank đang là một trong những ngân hàng tiên phong ở Việt Nam. Tự động hóa quy trình vận hành bằng robot. Từ công tác nhân sự đến hỗ trợ khách hàng.

HDBank đã hoàn thành giai đoạn 1 với việc đã triển khai tự động hóa các quy trình vận hành quan trọng: tự động xử lý các yêu cầu từ khách hàng. Thực hiện kiểm tra chấm công cho nhân sự… bằng trợ lý robot. Theo kế hoạch, HDBank sẽ triển khai 50 robot trong năm 2021. Sẽ hoàn thành kế hoạch tự động hóa 500 quy trình của ngân hàng vào năm 2023.

HDBank tiên phong tự động hóa quy trình vận hành RPA

Với việc triển khai tự động hóa các quy trình vận hành quan trọng trong hoạt động. Theo đó là sự hỗ trợ của các trợ lý robot đã giúp HDBank giảm hơn 80% khối lượng công việc của nhân sự vận hành. Tăng tốc độ xử lý gấp 30 lần (từ 3 phút xuống chỉ còn 5 giây/giao dịch) với tỷ lệ sai sót gần như bằng 0. Hơn nữa, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Việc tự động hóa quy trình nhằm giảm bớt các khâu trung gian. Rút ngắn thời gian xử lý công việc. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa người và người đang là xu hướng chung của các doanh nghiệp trên thế giới.

HDBank nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua công nghệ RPA

RPA là công nghệ cho phép cấu hình phần mềm hoặc robot. Mô phỏng các thao tác của nhân viên trên màn hình máy tính với độ chính xác và tốc độ cao. Nhờ sử dụng các trợ lý robot, nhờ đó nhân sự được giải phóng khỏi các công việc thủ công. Để tập trung vào việc sáng tạo nhằm cải thiện dịch vụ. Phát triển kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất làm việc. Ưu điểm của các trợ lý robot là làm việc 24/7 và không mắc lỗi. Nên đảm bảo tính liên tục trong vận hành cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Với mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, HDBank không ngừng ứng dụng các công nghệ mới nhất. Để số hóa hoạt động của ngân hàng như: Tự động hóa quy trình bằng robot, số hóa quy trình tại quầy bằng công nghệ sinh trắc học. Định danh khách hàng trực tuyến (eKYC) trên ứng dụng Mobile Banking… Bên cạnh đó, Ngân hàng số Happy Digital Bank liên tục ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới ứng dụng công nghệ 4.0 và được thị trường đón nhận. Là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam. Tiên phong trong chuyển đổi số và đang vươn ra quốc tế, HDBank không ngừng triển khai các hoạt động số hóa. Khẳng định năng lực thích nghi, hòa nhập và dẫn dắt toàn thị trường trong kỷ nguyên số.

HDBank nâng cao trải nghiệm của khách hàng qua công nghệ RPA

Cân nhắc phạm vi nghiệp vụ sử dụng RPA

Trước khi áp dụng RPA, cần xác định những nghiệp vụ văn phòng nào muốn nâng cao hiệu quả và tự động hóa. Mặc dù RPA có khả năng xử lý nhiều công việc khác nhau. Nhưng vẫn có một số công việc cần được làm thủ công.
Ví dụ, RPA có thể phân loại văn bản sử dụng từ khóa nhất định. Nhưng nó lại không thể nhận dạng khi văn bản sử dụng từ ngữ tương tự hay từ viết tắt. Nếu con người thực hiện công việc này, họ có thể nhận ra những từ khóa phổ biến và bổ sung vào kịch bản để nâng cao tính chính xác của thông tin cần thu thập.

Tuy nhiên, do những công việc này thường tốn nhiều thời gian và công sức nên vẫn cần nhờ đến RPA để nâng cao năng suất. Khi đó, bạn nên phân chia những thao tác nhờ RPA thực hiện và thao tác cần thực hiện thủ công, như vậy có thể nâng cao chất lượng công việc.

Tags: , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *