Theo VAFI, HOSE không chỉ yếu về quản lý thông tin mà còn yếu về giám sát thị trường, hiện nay có rất nhiều loại cổ phiếu rác, cổ phiếu lừa đảo (cổ phiếu chất lượng thấp, kém chất lượng) đủ điều kiện đưa vào niêm yết. trên sàn HOSE. ) Không chỉ tồn tại mà còn được định giá công khai Giá quá cao khiến giá trị của cổ phiếu cao gấp hàng trăm lần giá trị thực tế.
Các đối tượng thao túng giá sử dụng nhiều phương thức như mở hàng nghìn tài khoản để tạo cung cầu giả, giả mạo tài khoản nước ngoài, làm sai lệch báo cáo tài chính, mở nhiều công ty ma, lừa đảo, mua các công ty chứng khoán nhỏ lẻ để làm công cụ đẩy giá cổ phiếu. Làm sai lệch báo cáo tài chính, trục lợi giả, tạo vốn đăng ký ảo cao gấp hàng chục, hàng trăm lần vốn thực để đổi giấy lấy tiền.
Cổ phiếu rác được thổi giá lên gấp nhiều lần
Thậm chí, cổ phiếu không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HOSE. Nhưng vẫn được lựa chọn vào chỉ số VN30 trong 6 năm từ 2014 – 2020. Hầu như tất cả các nhà đầu tư giá trị đều tránh xa cổ phiếu rác này. Chỉ có hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ không am hiểu chứng khoán bị dụ lao vào giao dịch. Từ đó những chủ doanh nghiệp này có cơ hội bán giấy thu lợi hàng ngàn tỉ đồng. Bên cạnh đó, có tình trạng giá cổ phiếu rác này thấp hơn nhiều so với mệnh giá cổ phần trong khoảng thời gian dài (dưới 10.000 đồng/cổ phiếu). Nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng với mệnh giá cổ phần.
Điều tra và giải quyết những loại cổ phiếu rác
VAFI đặt vấn đề: Những thương vụ này nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường không mua. Nhà đầu tư giá trị cũng không mua vậy thì ai mua? Hay là chỉ là vấn đề được tăng vốn điều lệ để bán giấy? Hầu như tất cả nhà đầu tư tham gia thị trường đều biết đến các loại cổ phiếu rác này. Nhưng tại sao hàng trăm thanh tra giám sát thị trường tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE lại không biết? Ai có lợi trong việc này và ai bị thiệt hại trong việc này? Chẳng lẽ không có ai chịu trách nhiệm trong việc này?
Đồng thời, VAFI cũng kiến nghị cần thanh tra tình trạng doanh thu lợi nhuận giả, vốn điều lệ khống. Vì từ trước tới nay hầu như chưa có nội dung thanh tra toàn diện tại doanh nghiệp được tiến hành bởi Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước, thanh tra tài chính, thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các cuộc thanh tra doanh nghiệp chủ yếu ở nội dung chấp hành về nghĩa vụ thuế, về tham nhũng tại doanh nghiệp. Đây là một khoảng trống trong việc thi hành pháp luật chứng khoán.
4 đặc điểm nhận biết cổ phiếu rác phải biết
Tăng vốn khủng trước và sau khi lên sàn
Đặc trưng là góp vốn bằng tài sản, mua các công ty liên doanh liên kết để hợp thức hóa vốn góp. Các công ty liên doanh liên kết đó không nằm trong chuỗi giá trị của của công ty mẹ. Không có tiền thật góp thì phải làm vậy để hợp thức hóa.
Tài sản chủ yếu là khoản phải thu, hàng tồn kho, tiền mặt nhiều năm liền rất ít
Lý do: Tiền thật trên tài khoản ngân hàng rất khó để hợp thức hóa. Nếu có làm được thì chi phí cũng lớn hơn rất nhiều so với việc chế khoản phải thu và hàng tồn kho. Vậy nên tiền mặt vẫn là thước đo cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp trên sàn. Các cổ phiếu rác tài khoản chỉ có 1 vài tỷ trên tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Xây dựng hình ảnh công phu
Công ty lấy những cái tên rất hay và mỹ miều, làm nhiều người lầm tưởng đến các tên tuổi nổi tiếng. Cũng có những công ty thuê viết bài trên các báo lớn để PR cho bản thân mình nhằm chiếm dụng lòng tin của nhà đầu tư.
Xuất thân của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty thường có một vài thành viên hội đồng quản trị tiền thân làm trong các công ty chứng khoán. Từng làm kiểm toán hoặc có liên quan mật thiết đến chứng khoán. Người có kiến thức/ giỏi về luật (Không phải công ty nào cũng thế, nhưng những công ty dính phốt đa số là vậy). Do có nghề và hiểu rõ được luật, nên việc “xào nấu” báo cáo tài chính cho đẹp. Làm các thủ tục để hợp thức hóa là cực kỳ đơn giản.
Thanh tra tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE
Riêng đối với tình trạng nghẽn lệnh tại HOSE. Trong đơn kiến nghị, VAFI cũng nêu rõ cần phải đi tìm nguyên nhân lý giải. Tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan cung cấp. Vậy mà sàn HOSE không thể làm chủ công nghệ vận hành? Các Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan hay Hàn Quốc không thể tự bản thân họ làm ra phần mềm giao dịch ban đầu; mà cũng phải mua công nghệ từ các công ty phần mềm. Nhưng sau đó họ nhanh chóng làm chủ công nghệ vận hành và còn có khả năng bán phần mềm mà họ sở hữu cho các đối tác nhỏ khác như HOSE. Phải tìm hiểu xem chất lượng nhà thầu thường xuyên bảo quản hệ thống giao dịch tại HOSE ra sao?
Vấn đề đặt ra là tại sao ban lãnh đạo HOSE không lựa chọn những đơn vị khác. Đơn vị mạnh về công nghệ thông tin như FPT để làm nhà thầu bảo quản hệ thống giao dịch? Nếu lựa chọn trong 20 năm qua thì chắc chắn rằng FPT dư sức không chỉ làm chủ công nghệ vận hành. Mà còn có khả năng nâng cấp và tình trạng nghẽn lệnh kéo dài như hiện nay đã không xảy ra.
Thanh tra dự án phần mềm giao dịch KRX
“Có 1 thực tế đối với 1 bộ phận doanh nghiệp nhà nước là thích thuê các nhà thầu không có danh tiếng. Những nhà thầu này luôn sẵn lòng chiều bên A như dễ dàng nâng khống giá trị công trình. Chia đậm hoa hồng ở mức rất cao 40 – 50%. Vụ án Nhật Cường là ví dụ sinh động về vấn đề này”, đơn của VAFI nêu.
Song song đó, Bộ Tài chính cũng cần thanh tra dự án làm phần mềm giao dịch mới. Phần mềm được cung cấp bởi Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX). Đây là dự án nhỏ, được khởi động từ năm 2012. Nhưng đã 10 năm rồi dự án vẫn chưa hoàn thành? Nguyên nhân tại sao dự án tiến hành chậm trễ? Giá trị dự án có tăng lên so với ban đầu? Nguyên nhân nào làm cho giá trị dự án tăng lên?…
“Cần thiết phải có đợt thanh tra toàn diện như trên để tình trạng thao túng trục lợi cổ phiếu giảm dần. Bảo đảm thực thi pháp luật chứng khoán nghiêm minh. Tăng cường củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khoán và cộng đồng các công ty niêm yết. Chỉ có cách làm sâu sắc như trên thì thị trường chứng khoán Việt Nam mới thực sự nâng hạng; ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch VAFI nhấn mạnh.