Tại nhiều cửa hàng xe đạp theo các báo ghi nhận thì lượng khách hàng đến mua xe rất động. Nhiều mẫu mã xe luôn trong tình trạng cháy hàng.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp. Nhiều ngành nghề phải đóng cửa và đình trệ không mua bán được. Trong đó chỉ thị hạn chế đi lại, không tụ tập nên các phòng thể thao phải đóng cửa. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu tìm mua xe đạp của người dân. Thậm chí là nhiều đại lý trong tình trạng đã cháy hàng, không có nguồn cung bán cho khách.
Mua xe để tập luyện thể thao
Vốn chỉ tập luyện tại phòng tập và các lớp yoga. Nhưng dịch COVID-19 đã khiến chị Hải (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và các thành viên trong nhóm tập của mình tìm đến một hình thức tập luyện mới đó là đạp xe. Đây cũng là lần đầu tiên họ mua những chiếc xe này để phục vụ nhu cầu tập luyện.
Dọc các cửa hàng xe đạp trên phố Bà Triệu, việc mua bán diễn ra khá sôi động. Thậm chí có nhiều mẫu xe luôn cháy hàng.
Tại cửa hàng của anh Tú (quản lý Cửa hàng xe Khánh Hiệp); nhiều mẫu xe mới bóc ra và lắp ráp, chưa kịp bày lên đã có người đặt mua; doanh số bán tăng trưởng từ 150 – 200% so với thông thường. Các mẫu xe bán chạy nhất tập trung ở phân khúc giá từ 4 – 5 triệu đồng.
Không chỉ các đơn vị phân phối, sức nóng của thị trường xe đạp cũng được nhiều doanh nghiệp nhận định là rất tiềm năng. Đặc biệt, dự báo sự gia tăng dân số ở tầng lớp trung lưu tại Việt Nam; sẽ kéo theo nhu cầu đạp xe tăng cường sức khỏe mở rộng hơn.
Trong ngắn hạn, nhiều doanh nghiệp cho rằng, thị trường Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng tốt do nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, thị trường này sẽ không bùng nổ quá mạnh và có tính đứt đoạn vì COVID-19 làm ảnh hưởng đến mức chi tiêu của khách hàng và nguồn cung hàng hóa toàn cầu.
Ngành kinh doanh xe đạp vào guồng mùa dịch
Sau những đợt dịch và lần giãn cách từ năm ngoái đến nay, có thời điểm một số cửa hàng tăng trưởng doanh số 200-300%.
Không thường xuyên, nhưng Anh Tuấn (Cầu Giấy, Hà Nội) thỉnh thoảng vẫn dùng xe đạp để mua hàng tạp hóa gần nhà cho gia đình. Chiếc xe trị giá 4 triệu đồng, được “tậu” vào đợt giãn cách xã hội năm ngoái.
“Cách đây ít hôm, có đến 3 người bạn của tôi mua xe đạp. Có người cũng mua một chiếc 4 triệu nhưng có người đầu tư hẳn một chiếc 10 triệu đồng để đạp thể dục ở Hồ Tây”, Tuấn nói.
Hay như Minh Duy (quận 8, TP HCM) mua từ lần phòng gym phải đóng cửa ở TP HCM vào tháng 2/2021. Sau khi gym hoạt động lại, anh dùng nó để đến phòng tập các buổi cuối tuần. Hiện tại, khi phòng gym tiếp tục dừng hoạt động, anh lại dùng xe đạp thường xuyên hơn. “Tôi chưa biết bao giờ được đi tập lại nên sử dụng nó di chuyển đến những điểm cần thiết trong bán kính 10 km; xem như cardio mùa này”, anh nói.
Sở hữu 6 cửa hàng ở 6 trung tâm thương mại và 2 cửa hàng ở các trung tâm thuộc đối tác bên ngoài tại TP HCM, Bình Dương, Hà Nội và Hải Phòng, Aeon Việt Nam cho biết có sự tăng trưởng rõ rệt của mảng kinh doanh xe đạp; vào khoảng 200-300% tùy thời điểm vào năm ngoái.